Wednesday, May 11, 2022
Sunday, July 27, 2008
Thai Duong Nguyen Van Xanh
"Thái Dương" NGUYỄN VĂN XANH
Một người như mọi người!
* William S. Reeder
(Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người "anh hùng" được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình. Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku).
Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn g=E 1n trong phần tổn thất của quân bạn: "Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích". Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ. NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nh ì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài.
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt t5n công mà người Mỹ quen gọi là "Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972" (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụ ng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây - giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.
Hôm đó là ngày=2 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phòng20thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã20vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Ko ntum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật20chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim - dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngC3y trước khi bị bắt.
* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai20cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông - là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì c ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái "cầu" này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ - gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bB gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
"Nhà vệ sinh" này thực ra chỉ là vài c i hố xí để bạn phóng uế xuống. "Vấn đề" là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có "nhu cầu", người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là "nhà vệ sinh" ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không c bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có "vấn đề". Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có "vấn đề". Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được "chiêu đãi" bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây "yucca" ở châu Mỹ La-tinh. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hB được cạo râu.
Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố g=E 1ng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi "phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi", tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái n gược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, lA 1i còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon lFm. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại20ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bư ớc đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây "cầu" bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng v0o người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm cB 4ng việc áp giải.
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới "khách sạn Hilton - Hà Nội" lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho "trang chủ" mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong m t ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh - vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
Một người như mọi người!
* William S. Reeder
(Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa)
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người "anh hùng" được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình. Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku).
Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn g=E 1n trong phần tổn thất của quân bạn: "Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích". Chấm hết!
Nhưng với một phi công Đồng Minh xa lạ, tới đây câu chuyện của ông mới bắt đầu. Xin mời độc giả theo dõi câu chuyện cảm động ấy qua hồi ký của Đại-tá Lục Quân (hồi hưu) William S. Reeder, nguyên phi công trực thăng tấn công AH-1G Cobra, phục vụ tại Căn cứ Halloway, gần phi trường Cù Hanh, Pleiku, mới được phổ biến trên Internet. Cũng cần viết thêm, sau khi giải ngũ, ông Reeder đã trở lại trường đại học, và đạt tới học vị Tiến sĩ. NHT
* * *
Tôi còn nhớ đợt phục vụ luân phiên (tour of duty) thứ nh ì của tôi khởi đầu vào ngày 7 tháng 12 năm 1971. Lúc ấy, chương trình rút quân Mỹ theo kế hoạch "Việt Nam hóa chiến tranh" của Tổng thống Nixon đang được tiến hành một cách suông sẻ. Gánh nặng trong cuộc chiến đã được chuyển giao gần hết cho Quân Lực VNCH, và quân Mỹ đã được đưa về nước với một nhịp độ chóng mặt. Giờ này nhìn lại, phải công nhận chương trình Việt Nam hóa ngày ấy đã đạt kết quả tốt đẹp. Hoạt động của địch quân ở miền Nam đã giảm hẳn, và hình thức chiến tranh du kích của quân phiến cộng đã không còn hiện hữu. Thế nhưng, sự yên tĩnh ấy đã không kéo dài.
Mùa xuân 1972, quân Cộng Sản Bắc Việt bất thần mở những cuộc tấn công vũ bão chưa từng thấy trong cuộc chiến – đợt t5n công mà người Mỹ quen gọi là "Cuộc tổng công kích mùa Phục Sinh 1972" (1972 Easter Offensive). Đây không phải là một cuộc tổng nổi dậy của Việt Cộng trong Nam như hồi Tết Mậu Thân 1968, mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tấn công quy mô của quân CSBV băng qua vùng phi quân sự, và từ những căn cứ đóng quân trên lãnh thổ Lào và Căm-bốt, với mưu đồ cắt đôi lãnh thổ VNCH tại vùng Cao Nguyên, và tiến đánh Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Kết quả, quân CSBV đã thất bại trước sức chiến đấu mãnh liệt của lục quân và không quân miền Nam, với sự trợ lực tận tình của những đơn vị Hoa Kỳ còn đồn trú tại đây.
[1972 Easter Offensive được phía Việt Nam gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972; và từ đoạn này, người dịch sẽ sử dụ ng "Mùa Hè Đỏ Lửa" thay cho "Easter Offensive"]
Cuộc tổng tấn công bắt đầu vào tháng Tư năm 1972 với các cuộc tấn công của quân chính quy Bắc Việt từ Căm-bốt tiến về hướng Sài gòn, và băng ngang vùng phi quân sự tiến chiếm cố đô Huế. Sau cùng là mặt trận mang tính cách quyết định của chiến dịch: quân CSBV từ miền Bắc Căm-bốt và Nam Lào vượt biên giới tiến đánh vùng Tây Nguyên, với mục đích giành quyền kiểm soát dải đất Trung phần, và tiêu diệt lực lượng VNCH tại đây - giống như Việt Minh đã thực hiện, và đã thành công trong chiến tranh với Pháp vào năm 1954. Lần này, quân cộng sản đã thành công trong bước đầu, tuy nhiên sau đó họ đã không chiếm được một mục tiêu quan trọng nào. Ở phía bắc, họ chỉ tiến chiếm tới Quảng Trị, và sau đó đã bị lực lượng Nhảy Dù của VNCH đánh bại. Tại Tây Nguyên, họ chỉ chiếm được một số tiền đồn chung quanh Kontum, nhưng sau đó cũng bị đẩy lui.
Câu chuyện tôi kể lại sau đây chính là bối cảnh của một bi kịch đời người diễn ra vào lúc ấy, với vai chính là tôi, và một phi công VNCH tên là Xanh Văn Nguyễn – hay gọi theo cách gọi của người Việt, họ luôn đứng trước tên gọi, thì là Nguyễn Văn Xanh. Vào thời gian Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khởi sự, tôi đang bay trực thăng tấn công AH-1G Cobra tại Căn cứ Halloway của Lục Quân Hoa Kỳ, ở gần tỉnh lỵ Pleiku. Trung-úy Nguyễn Văn Xanh thì bay khu trục cơ A-1 Skyraider ở Căn cứ Không Quân Pleiku. Chúng tôi không hề quen biết nhau, cũng chưa từng gặp gỡ bao giờ.
Hôm đó là ngày=2 09 tháng 5, 1972, vào lúc hừng đông, tôi chỉ huy một phi vụ gồm 2 chiếc trực thăng Cobra yểm trợ một căn cứ bộ binh đang bị địch công hãm ở Polei Klang, ở cực tây tỉnh Kontum, gần biên giới Căm-bốt. Một lực lượng quân CSBV với sự yểm trợ của chiến xa đang tấn công căn cứ và tình hình thật bi đát. Sau nhiều vòng tấn công và sử dụng toàn bộ rocket, đạn M-79 và đạn đại liên, chúng tôi bay về phi trường Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Nhân viên phi hành bay chung với tôi, tức phi công phụ kiêm xạ thủ ngồi ghế trước của chiếc Cobra, là Thiếu-úy Tim Conry, quê ở Phoenix, tiểu bang Arizona. Tim là sĩ quan trẻ xuất sắc nhất mà tôi được biết, vì thế ngay sau khi anh tới đơn vị, tôi đã chọn anh vào phi đội do tôi chỉ huy, và luôn luôn để anh bay chung v ới tôi. Anh không chỉ là một nhân viên phi hành xuất chúng mà còn là một con người toàn hảo. Nhưng vào chiều ngày hôm ấy, anh đã trở thành người hùng thiên cổ!
Trở lại với phi vụ của chúng tôi, trên đường quay trở lại Polei Klang, chúng tôi được lệnh thay đổi mục tiêu tấn công: đó là tới yểm trợ cho một tiền đồn ở vùng Tam Biên – tức giao điểm của ba biên giới Việt Nam, Căm-bốt và Lào. Địa danh này có tên là Ben Het. Lực lượng trấn giữ là một tiểu đoàn Biệt Động Quân, với quân số khoảng 300 người, và hai cố vấn Mỹ. Lực lượng bé nhỏ ấy đang phải chống trả sức tấn công của hàng ngàn bộ đội thuộc hai sư đoàn CSBV có chiến xa tăng cường. Khi chúng tôi tới nơi, các chiến xa đã vượt qua hàng rào phòng20thủ, và bộ đội Bắc Việt đã chiếm gần hết căn cứ.
Trước đó, trên đường tới Ben Het, khi bay ngang qua Polei Klang, tôi nhìn xuống quan sát. Chiến sự đang sôi động, và tôi có thể thấy những chiếc khu trục A-1 Skyraider đang nhào xuống thả bom. Bỗng một chiếc A-1 bị trúng đạn phòng không, bốc cháy, đâm xuống đất nổ tung. Nhưng viên phi công đã kịp thời phóng ghế thoát hiểm vì tôi thấy cái dù của anh đang lơ lửng. Tôi liền gọi máy về xin được ở lại Polei Klang để yểm trợ cho cuộc cấp cứu. Lời thỉnh cầu của tôi bị từ chối. Tôi xin thêm một lần nữa, cũng bị từ chối. Và tới lần thứ ba thì bị từ chối một cách dứt khoát, cộc lốc. Lúc đó, chưa được biết tình hình ở Ben Het nguy kịch tới mức nào, cho nên tôi đã20vô cùng phẫn nộ vì đã không được phép cứu giúp một phi công lâm nạn đang cần tới sự yểm trợ của mình.
Tôi bay vào Ben Het mà tưởng như đang bay vào một tổ ong bị động. Lúc đó, 5 chiến xa địch đã vượt qua hàng rào kẽm gai, và bộ đội Bắc Việt thì tràn ngập khắp nơi. Các quân nhân đồn trú còn sống sót đã rút vào hầm chỉ huy ở trung tâm để cố thủ. Chúng tôi tác xạ một hồi rồi yểm trợ cho một chiếc trực thăng đặc biệt được trang bị một loại hỏa tiễn chống chiến xa mới nhất. Sau khi sử dụng hết đạn dược, chúng tôi lại bay về Kontum để tái trang bị và lấy thêm nhiên liệu. Rồi quay trở lại Ben Het để thi hành phi vụ chiến đấu thứ ba trong ngày.
Sau khi cất cánh khỏi phi trường Ko ntum, chúng tôi được lệnh hộ tống một trực thăng có nhiệm vụ tiếp tế đạn dược cho Ben Het. Lúc đó, đạn của lực lượng cố thủ đã gần cạn, riêng hỏa tiễn chống chiến xa thì đã hết sạch.
Sau khi gặp nhau, chúng tôi hộ tống chiếc Huey (tức trực thăng UH-1) tới Ben Het, tất cả đều bay sát ngọn cây. Vừa bay tới Ben Het thì súng nổ như pháo Tết, súng của ta lẫn súng của định. Ở ghế trước trên chiếc Cobra của tôi, Thiếu-úy Tim Conry rải từng tràng mini-gun và những trái M-79 xuống thật chính xác. Tôi thì bắn từng cặp rocket. Chúng tôi càng tiến sâu thì hỏa lực phòng không của địch càng dày đặc. Nhưng rồi chiếc Huey cũng vào được tới nơi và hoàn tất nhiệm vụ cực kỳ khó khăn ấy, phần lớn là nhờ hỏa lực yểm trợ thật20chính xác của Tim: sau khi lơ lửng tại chỗ ở cao độ gần sát mặt đất, và đạp các thùng đạn xuống, chiếc Huey bay ra dưới sự yểm trợ hỏa lực của chúng tôi. Cùng lúc, chiếc Cobra của tôi bị trúng vô số đạn đủ loại của địch, bốc cháy và đâm xuống theo đường xoáy trôn ốc. Chỉ trong giây lát, chiếc trực thăng chạm đất, và phát nổ ngay sau khi tôi và Tim - dù bị thương nặng – tìm cách thoát ra khỏi phi cơ.
Tim chết vào chiều tối hôm đó. Riêng tôi thì bị gẫy xương lưng, phỏng ở mặt và phía sau cần cổ, một miểng đạn nằm sâu ở mắt cá, và vô số vết thương nhỏ ở mặt và đầu. Nhưng mặc dù phi cơ rớt ngay trong khu vực có hàng trăm địch quân đang tấn công căn cứ, tôi cũng lẩn tránh được ba ngC3y trước khi bị bắt.
* * *
Tôi bị tra khảo trong mấy ngày liền; và bị đối xử khá tàn bạo. Khi ấy tôi ở trong một tình trạng cực kỳ thê thảm về thể xác. Lưng tôi bị gẫy. Máu từ vết thương ở mắt cá chảy ra đầy chiếc giày bốt, giờ này đã khô lại thành một khối cứng ngắt. Đã ba ngày tôi không cạo râu. Tôi không còn khả năng điều khiển ruột già và bàng quang, cho nên tôi đã đại tiện, tiểu tiện ra đầy quần. Tôi bị vô số vắt bám vào người để hút máu, và chúng đã bị tôi bứt ra hết, trừ một con đang chui vào lỗ mũi phía bên trái mà tôi không hề hay biết. Khi bắt được tôi và thấy cảnh này, đám bộ đội đã được một trận cười khoái trá.
Tôi bị tra khảo, đánh đập, hăm dọa. Hai tay tôi bị trói ngược ra phía sau bằng dây nhợ, và càng ngày càng bị xiết chặt theo thời gian bị tra khảo, cho tới khi hai vai tôi bị trật khớp, và hai cùi chỏ bị trói cứng với nhau, cấn vào chỗ xương lưng bị gẫy khiến tôi đau đớn khôn tả. Cuối cùng thì cuộc tra khảo cũng chấm dứt, và tôi được lệnh đi bộ trong ba ngày liên tiếp, để tới một trại giam trong rừng già – mà theo sự ước đoán của tôi, nằm ở phía bắc lãnh thổ Căm-bốt, ngay bên kia biên giới. Tôi đã được bọn họ trả lại trả lại đôi giày bốt, nhưng đã lấy mất hai sợi dây giày và đôi vớ. Sau ba ngày đi bộ, khi lết một cách đau đớn tới cổng trại giam, đôi bàn chân của tôi đã trở nên bầy hầy, giống như hai20cái hamburger còn sống.
Trại giam này là một điển hình của những trại mà nhiều người đã từng sống qua. Trại được dựng trên một khoảnh đất trong rừng sâu, tất cả đều làm bằng tre. Chung quanh là một bức tường bằng tre, khiến người ta liên tưởng tới những tiền đồn của kỵ binh Mỹ vào thời khai phá miền Viễn Tây. Bên ngoài bức tường này lại có một bức tường khác. Giữa hai bức tường là một cái hào, giống như hào thành thời trung cổ. Dưới hào có vô số chông - là những thân tre vót nhọn, sắc bén như dao, cắm sâu dưới một lớp phân người. Nếu rớt xuống đó, không chết vì bị chông đâm vào những bộ phận trọng yếu thì bạn cũng sẽ chết vì bị mất máu, hoặc nếu không chết ngay vì những vết thương thì c ng chết từ từ vì bị nhiễm trùng. Một thân cây được bắc ngang cái hào, mà phải cố gắng giữ thăng bằng, người ta mới có thể đi trên cái "cầu" này để vào trại.
Bên trong những bức tường tre ấy là những cái cũi, cũng bằng tre, để nhốt tù binh. Nào là quân nhân VNCH, nào là những người Thượng đồng minh của Biệt kích Mỹ; và hai người Mỹ - gồm tôi và một phi công trực thăng bị bắt trước đó một tháng. Tổng cộng, ít nhất cũng có vài trăm tù binh. Tình trạng trong trại giam thật tồi tệ. Chúng tôi sống như thú vật. Phần lớn những cái cũi để nhốt chúng tôi không đủ cao để có thể đứng dậy. Tuy nhiên điều đó cũng không cần thiết bởi vì chân chúng tôi đã bị cùm vào những cái cùm gỗ. Vì xương lưng bB gẫy, tôi không thể nằm mà phải ngồi để ngủ. Đêm đêm, lũ chuột chạy tới chạy lui trong cũi và gặm nhấm vết thương ở mắt cá chân của tôi. Vì hai chân bị cùm, tôi không thể nhúc nhích nên không có cách nào để đuổi chúng đi. Cho tới ngày nay, tôi vẫn còn ghét chuột!
Mỗi ngày, chúng tôi được ra khỏi cũi một lần để làm công việc thải cặn bã trong cơ thể ở nhà vệ sinh dành cho tù binh. Giờ giấc mỗi ngày đều khác nhau, cho nên tù binh nào không có khả năng chờ đợi, kiềm chế, đã tự phóng uế ra quần khi đang còn bị cùm trong cũi (rất nhiều người trong số chúng tôi bị tiêu chảy). Sau khi ra khỏi cũi, chúng tôi phải đi một khoảng mới tới nhà vệ sinh ở một góc trại.
"Nhà vệ sinh" này thực ra chỉ là vài c i hố xí để bạn phóng uế xuống. "Vấn đề" là có nhiều người trong số tù nhân bị đau yếu đã không thể nín trên đường tới hố xí, nên đã đại tiện ngay tại chỗ, khiến cả khu vực đầy rẫy những đống phân người. Một số tù nhân đau nặng, gần chết, thì được đặt trên những cái võng gần các hố xí. Khi có "nhu cầu", người nào còn đủ sức thì ráng xuống khỏi võng để tới hố, người nào kiệt sức thì đành nằm trên võng mà phóng uế ra quần. Hậu quả là cả khu vực chung quanh mấy cái hố được mệnh danh là "nhà vệ sinh" ấy đầy rẫy phân người, mà những tù nhân còn tương đối khỏe mạnh, trên đường đi tới hố xí phải cẩn thận lắm mới né tránh được. Trên đường trở về cũi, không c bất cứ phương tiện nào để chúng tôi lau chùi, rửa ráy.
Theo ký ức của tôi thì nước uống không có "vấn đề". Nước phân phát cho tù nhân được đựng trong những ống tre. Họ nói rằng nước đã được đun sôi, nhưng tôi vẫn bị tiêu chảy một cách thậm tệ. Nhưng lương thực thì có "vấn đề". Hầu như chỉ có một món duy nhất là cơm. Vào lúc gần trưa, mỗi người được một nắm to bằng trái cam, tới xế chiều được một nắm nữa. Thỉnh thoảng, chúng tôi được "chiêu đãi" bằng những khúc rễ cây có bột, gọi là sắn dây, tương tự như rễ cây "yucca" ở châu Mỹ La-tinh. Chỉ trong vài tuần lễ, tôi đã sút mất hơn 20 ký-lô. Tôi giống như bộ xương cách trí với bộ râu dài. Trong khoảng thời gian 5 tháng, tôi không hB được cạo râu.
Tôi không hề được chăm sóc về y tế hay được cấp phát bất cứ thứ thuốc men nào cả. Nhưng người nào cũng thế thôi. Người tù binh Việt Nam bị nhốt chung cũi, nằm cạnh tôi bị một vết thương rất nặng ở ngực, không hiểu đã được băng từ đời nào, nhưng trong suốt thời gian bị nhốt chung cũi, tôi không hề thấy anh được thay băng. Cái lỗ sâu hoắm trên ngực anh không bao giờ lành. Anh còn trẻ và tương đối khỏe, nhưng tôi biết chắc chắn anh sẽ không qua khỏi.
Chúng tôi sống như thú vật, trong điều kiện môi trường nhơ bẩn, đói khổ, không một chút thuốc men, cho nên hầu như ngày nào cũng có người chết. Xác họ được chôn trên sườn đồi phía bên ngoài trại.
* * *
Ngày 2 tháng 7 năm 1972, tôi được đưa ra khỏi cũi và sắp hàng cùng với một toán tù binh. Có khoảng 25 người Việt và một người Mỹ khác. Chỉ một lát sau, tôi được biết trong toán tù binh này có một phi công bị bắn hạ cùng ngày với tôi, khi anh bay chiếc khu trục A-1 Skyraider yểm trợ cho trại Polei Klang. Tên anh là Trung-úy Xanh. Tôi sẽ không bao giờ quên tên anh. Không bao giờ!
Viên chỉ huy trại tới nói chuyện với chúng tôi, theo đó, chúng tôi sẽ di chuyển tới một trại mới, khá hơn. Nơi đó, chúng tôi sẽ được ăn uống đầy đủ hơn, và được chăm sóc về y tế; chúng tôi sẽ được nhận thư từ và bưu phẩm của gia đình gửi. Ông ta cho biết cuộc hành trình có thể sẽ kéo dài tới 11 ngày, vì thế chúng tôi phải cố g=E 1ng hết sức để đi cho tới nơi. Sau khi nghe ông ta nói, tôi tưởng tượng ra một trại nào đó cũng ở trong rừng, nhưng vị trí thuận tiện, có nhiều nhân viên và được tiếp tế đầy đủ hơn, nằm ở đâu đó phía bắc Căm-bốt hoặc ngay bên kia bên giới Lào. Riêng về lời cảnh giác của viên trại trưởng nói rằng chúng tôi "phải cố gắng hết sức để đi cho tới nơi", tôi đã chẳng mấy quan tâm. Cho tới mấy ngày sau đó.
Với đôi chân trần, tôi bắt đầu cuộc hành trình. Các tù binh đều bị trói, người này bị cột lại với người kia bằng một sợi dây. Sau vài ngày, chúng tôi không còn bị trói nữa, vì bước đi còn không đủ sức nói gì tới chạy trốn. Tôi rất đuối, vì thiếu dinh dưỡng, vì đủ thứ bệnh không tên, và vì những vết thương lâu ngày không được chăm sóc nay đã làm độc, và ngày càng trở nên tệ hại hơn cùng với cuộc hành trình. Nhưng phải nói chính những con vắt mới là mối nguy hàng đầu; chúng không chỉ hút máu mà còn gây viêm nhiễm do các độc tố chúng truyền sang.
Trung-úy Xanh cũng ở trong tình trạng bi đát như tôi, mỗi bước đi là một sự phấn đấu cả về thể xác lẫn nội tâm, để đối phó với sự kiệt quệ của cơ thể, sự xuống dốc của tinh thần. Bởi nếu bạn không tiếp tục bước, bạn sẽ chết. Ở cuộc sống đời thường, muốn chết bạn phải có một hành động cương quyết nào đó. Bạn phải tự sát. Nhưng một khi bạn là tù binh chiến tranh thì trong bất cứ tình huống nào, sự thể cũng trái n gược lại. Bạn phải phấn đấu từng ngày để sống sót. Còn muốn chết thì dễ quá. Cứ việc bình thản, đầu hàng một cách êm ái, là bạn sẽ chết. Nhiều người đã làm như thế. Họ chết trong trại tù đầu tiên, họ chết trên đường di chuyển. Ngay sau ngày đầu, một số người đã không chịu bò dậy nữa. Một số khác cố gắng tiếp tục cuộc hành trình nhưng rồi cũng lần lượt bỏ cuộc. Trong lúc đoàn người tiếp tục tiến bước, mỗi khi nghe một hay vài tiếng súng nổ ở phía sau, họ biết họ sẽ không bao giờ còn gặp người tù binh đáng thương ấy nữa. Toán 27 tù binh chúng tôi đã mất ít nhất là nửa tá trong hoàn cảnh nói trên, và tới lúc cuộc hành trình kết thúc, Wayne Finch, người tù binh Mỹ duy nhất ngoài tôi ra, cũng đã bỏ mạng.
* * *
Cuộc di chuyển không kéo dài 11 ngày, và đích tới cũng không phải là một trại tù nào đó nằm trong khu vực. Mà là một cuộc hành trình gian khổ kéo dài 3 tháng, đưa chúng tôi vượt gần 1000 cây số, ngược đường mòn Hồ Chí Minh, và cuối cùng hướng về Hà Nội, thủ đô của miền Bắc. Thật là một cơn ác mộng – một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Mỗi một bước, với tôi là một sự đau đớn tận cùng thân thể. Các vết thương làm độc ngày càng tệ hại. Tử thần đã kề bên. Cái chân bị thương đã sưng phù lên gấp đôi bình thường, với những vết nứt dài, từ đó chảy ra một thứ mủ cực kỳ hôi tanh.
Bệnh tiêu chảy của tôi càng thêm tồi tệ, lA 1i còn bị tới 3 loại sốt rét khác nhau cùng với vô số ký sinh trùng trong ruột. Mỗi cuối ngày, khi tôi kết thúc cuộc hành trình trên dưới 10 cây số, thần chết cứ lảng vảng bên cạnh. Mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức giấc, tôi phải phấn đấu để cố đứng dậy, máu dồn xuống cái chân bị thương cùng với sức nặng của thân hình đè xuống, tạo ra một cảm giác đau đớn vô cùng tận. Và Trung-úy Xanh, mặc dù bản thân cũng trong tình trạng hết sức tệ hại, luôn luôn hiện diện để khích lệ tôi, giúp đỡ tôi với tất sức lực còn lại nơi anh. Tới bữa chiều, chúng tôi được phát một nắm cơm nhỏ. Xanh nói với tôi đây không phải là cách ăn uống bình thường của người Việt. Người Việt rất coi trọng bữa ăn, và có nhiều món ăn ngon lFm. Đừng đánh giá văn minh ẩm thực của Việt Nam qua những gì chúng tôi đang được cấp phát. Tôi cố gắng duy trì đầu óc khôi hài. Đây là một việc rất khó khăn nhưng tối cần thiết. Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất trong việc sống còn, và kể cả khi tình hình trở nên tuyệt vọng nhất, óc khôi hài sẽ giúp bạn giữ vững được tinh thần – từ đó nảy sinh hy vọng. Và trong việc này, Trung-úy Xanh cũng lại giúp đỡ tôi. Anh luôn luôn quan tâm tới tôi, và làm bất cứ những gì anh có thể làm để giúp tôi giữ được lạc quan, hy vọng. Vì thế, cho dù tình hình càng ngày tồi tệ, tôi chưa bao giờ mất hy vọng. Kể cả trong cái ngày mà đáng lẽ ra tôi đã chết, nếu như không có Xanh.
Mỗi ngày, tôi đã phải sử dụng toàn bộ ý chí để thức dậy, đứng lên và bước đi. Rồi tôi phải phấn đấu hết mình trong suốt ngày hôm đó để tiếp tục tiến bước trên con đường mòn dài vô tận. Tôi đã không còn đứng vững, nhưng bằng cách nào đó, tôi vẫn hoàn tất mục tiêu của mỗi ngày, để sáng hôm sau mở mắt chứng kiến thêm một bình minh nữa mà Thượng Đế đã ban cho.
Nhưng rồi tới một ngày tệ hại nhất trong đời. Tôi đã phấn đấu hết mình. Tôi lảo đảo muốn ngã xuống. Tôi cố gắng vận dụng hết sức lực. Tôi loạng quạng bước đi. Rồi tôi lại lảo đảo, tôi cố gắng phấn đấu, tôi vận dụng toàn bộ sinh lực còn sót lại, và tôi cầu nguyện xin có thêm sức mạnh. Rồi tôi ngã gục, tôi bò dậy tiếp tục đi, nhưng rồi lại20ngã gục. Tôi lại tiếp tục phấn đấu, phấn đấu với tất cả những gì còn lại trong cơ thể, trong trái tim, trong linh hồn. Nhưng rồi tôi lại ngã gục, và lần này tôi không thể đứng dậy được nữa. Ý chí của tôi vẫn còn, nhưng cơ thể đã hoàn toàn kiệt lực. Cuộc đời của tôi đến đây là tận. Quân thù đến kia rồi; tên vệ binh nhìn xuống, ra lệnh cho tôi bò dậy, nhưng tôi không thể. Hắn quát tháo lớn hơn, tôi vẫn bất động. Coi như xong đời!
Nhưng Xanh đã tiến tới, vẻ mặt lo âu, cúi xuống nhìn tôi. Mặc cho tên vệ binh quát tháo, xua đuổi, Xanh vẫn không chùn bước. Khi hắn quát tháo dữ dội hơn, nét mặt Xanh bỗng trở nên đanh thép lạ thường, và bất chấp những lời đe dọa của tên vệ binh, Xanh cúi xuống vực tôi dậ y, rồi kê cái lưng ốm yếu cho tôi gục lên, để hai cánh tay của tôi ôm vòng lấy cổ anh, hai cổ tay ghì chặt, và với tư thế ấy, anh đã kéo tôi lết theo cho tới cuối ngày. Đôi lúc, có một tù nhân khác tạm thay thế Xanh, nhưng phải nói gánh nặng trong ngày hôm ấy dồn hết lên vai anh. Xanh là người đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng để lo lắng và chăm sóc tôi cho tới khi kết thúc cuộc hành trình ngày hôm đó.
* * *
Sáng hôm sau, tôi trải qua mọi đau đớn thường lệ trong việc thức dậy, đứng dậy và cố gắng lê lết cái chân bị thương trong những bước đầu tiên, để tạo quyết tâm cho một ngày sắp tới. Tôi cảm thấy đau đớn như chưa từng thấy nhưng vẫn cố gắng vận dụng ý chí để bư ớc đi. Ngay phía bên ngoài cái trại vừa dừng chân là cây "cầu" bằng một thân cây lớn bắc ngang một dòng nước chảy xiết xen lẫn những tảng đá lớn. Tôi bắt đầu băng qua, cố gắng giữ thăng bằng nhưng không còn sức lực mà cũng chẳng còn một chút ý thức gì về thăng bằng nữa. Cái chân bị thương vô dụng kia đã hại tôi, kéo tôi nghiêng về một phía khiến tôi loạng quạng và cuối cùng rớt xuống sông. Xanh và Wayne đang đi phía trước, vội vàng quay trở lại phía bên này, lội xuống vào kéo tôi lên bờ. Họ năn nỉ đám cộng sản cho phép cả toán tù binh tạm dừng chân tại trại này cho tới khi nào tôi đủ sức tiếp tục cuộc hành trình, nhưng bị từ chối. Xanh và Wayne nhất định không chịu rời tôi. Cho tới khi đám vệ binh tiến tới, dí súng v0o người và lôi cổ họ đi. Nhìn bóng hai người khuất dần cùng với toán tù binh, tôi biết mình sẽ không bao giờ gặp lại Xanh trên cõi đời này nữa!
Bởi vì, như các bạn tù đồng cảnh ngộ đều biết, trong trường hợp này, tôi bị bỏ lại trại để chết – như nhiều người khác đã chết. Thế nhưng không hiểu vì nguyên nhân hay lệnh lạc nào đó, đám cộng sản lại quyết định chích penecillin cho tôi trong mấy ngày liền. Tôi bắt đầu bình phục, và sau một khoảng thời gian ngắn, đã có thể đứng dậy. Và ngay sau khi tôi đủ sức bước đi, đám cộng sản đã ra lệnh cho tôi tiếp tục cuộc hành trình. Lần này, tôi đi chung với một đoàn bộ đội di chuyển về hướng Bắc, một tay vệ binh được chỉ định đi theo tôi làm cB 4ng việc áp giải.
Cuộc hành trình cũng gian khổ như những đoạn đường đã qua, nhưng với tôi, những gì kinh hoàng nhất đã được bỏ lại sau lưng. Thậm chí tôi còn có cơ hội chạy trốn: một ngày nọ, khi đi tới một khúc quẹo và khuất tầm nhìn của tên vệ binh đi phía sau, tôi đã bỏ chạy vào rừng. Nhưng rồi hắn đã mau chóng lần ra dấu vết và đuổi kịp; mặc dù tỏ ra vô cùng giận dữ, hắn đã không bắn tôi chết, mà chỉ hung hăng chĩa súng ra lệnh cho tôi quay trở lại. Sau đó, khi bắt đầu tiến vào lãnh thổ Bắc Việt, tôi được cho nhập bọn với một đoàn tù binh VNCH, và cuối cùng, tới Hà Nội. Nơi đó, sau khi đã trải qua mọi thủ tục và nhiều nhà tù khác nhau, tôi được đưa tới "khách sạn Hilton - Hà Nội" lừng danh (tức nhà tù Hỏa Lò), và ở đó cho tới khi được trao trả vào giai đoạn cuối của cuộc chiến.
* * *
Ngay sau khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đã đi tìm hỏi tin tức về Trung-úy Xanh nhưng không có kết quả. Tôi đã tìm gặp các quân nhân Việt Nam đang thụ huấn tại Mỹ, cũng không ai biết gì. Sau khi miền Nam rơi vào tay cộng sản năm 1975, tôi càng ra sức tìm kiếm, để rồi lại bị thất vọng.
Mấy năm sau, tôi được dịp tái ngộ với một quân nhân VNCH đi chung với tôi trong toán tù binh nhứ nhất, cùng với một người khác trong toán thứ hai, tên là Phạm Văn Tăng và Nghiêm Kế. Tôi nhờ họ giúp đỡ trong việc tìm kiếm tin tức về Trung-úy Xanh. Lúc đầu, không có kết quả gì cả. Về sau thì có tin đồn nói rằng sau khi Sài Gòn thất thủ, Xanh đã bị cộng sản bắt lại và có lẽ đã chết sau nhiều năm gian khổ trong tù. Nhưng tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày được biết đích xác những gì đã xảy ra cho Xanh, và có thể cả những tin tức liên quan tới gia đình anh.
Trong những năm gần đây, tôi ra sức tìm kiếm trên internet, nhưng luôn luôn thất bại. Thế rồi cách đây mấy tuần lễ, tôi tình cờ khám phá ra trang mạng của các hoa tiêu bay khu trục A-1 Skyraider của Không Quân VNCH, trong đó có một số người cùng phi đoàn với Xanh ngày trước. Tôi gửi cho "trang chủ" mấy lời nhắn tin, và chỉ vài ngày sau, tôi đã liên lạc được với Xanh bằng email, và sau đó qua điện thoại – lần đầu tiên sau 35 năm, chúng tôi mới được nói chuyện với nhau. Tôi sẽ gặp lại Xanh trong m t ngày gần nhất, có thể là mùa thu này. Tôi sẽ được nhìn thấy anh lần đầu tiên kể từ cái ngày tôi nằm lại bên đường mòn Hồ Chí Minh, mắt nhìn theo con người đã cứu mạng mình – đang bị vệ binh dí súng cưỡng ép bước qua cây cầu, trong lòng đau đớn vì phải bỏ tôi ở lại để chờ chết.
Xanh đâu có ngờ chính những cố gắng giúp đỡ tận tình của anh trong những ngày đen tối nhất đời tôi, đã trở thành động lực để tôi phấn đấu cho sinh mạng của chính bản thân mình – tôi không thể để uổng phí công lao của Xanh. Tất cả những gì Xanh làm đã giúp tôi sống sót, và chính những hành động quên bản thân của anh đã giúp tôi có thêm nghị lực và quyết tâm để vượt qua bất cứ khó khăn, tr ngại nào trong thời gian chờ đợi ngày được trả tự do.
Xanh luôn luôn là một con người đáng ngưỡng phục. Và giờ đây anh còn là một công dân Mỹ đáng quý. Tôi cám ơn trời đã cho tôi gặp được một người bạn như Xanh - vào lúc mà tôi cần tới sự giúp đỡ của anh hơn lúc nào hết; và giờ đây, xin cám ơn trời một lần nữa, vì đã cho tôi tìm lại được người bạn quý mến ấy.
Saturday, July 26, 2008
Đại Đội 765 Hành Khúc
Quân trường vang tiếng gọi
Quan Trường Hành Khúc
Bài này còn có tựa: Quân Trường Vang Tiếng Gọi
Một hai ba bốn...một hai ba bốn
Đây khúc ca vang lên nơi Quan trường đầy hào hùng
Vai ghé vai ta đua tài trong tình Quan Ngu
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Bước bước bước chân hăng say
Ta thi gan cùng nhọc nhằn
Làm rạng người với giòng xương trắng máu hồng
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh
Anh em ơi
Đem sức trai nêu chí hùng lưu tiếng ngàn thu
Anh em ơi
Ta quyết thề đem mồ hôi rủa sạch hận thù
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh
Một hai ba bốn... Một hai ba bốn
EDITED VERSION
Đây khúc ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sánh vai ta thi tài trong tình quân ngũ
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
1234 (2 lần)
Anh em ơi ! Đem sức trai, nêu chí hùng, lưu tiếng ngàn thu.
Anh em ơi ! Ta quyết thề, đem mồ hôi rữa gội căm thù.
Thao trường đổ mồ hồi, chiến trường bớt đổ máu.
Lúc quốc biến, trong gian nan, ta thi gan, cùng hào hùng
Làm rạng ngời giống người xương trắng máu đào.
Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu
Cố lên ! Cố lên! DÙ nhọc nhằn
ĐEM MỒ HÔI PHA MÁU HỒNG viết thành sử xanh
ORIGINAL
Đây khúc ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sánh vai ta thi tài trong tình quân ngũ
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
1234 (2 lần)
Anh em ơi ! Đem sức trai, nêu chí hùng, lưu tiếng ngàn thu.
Anh em ơi ! Ta quyết thề, đem mồ hôi rữa gội căm thù.
Thao trường đổ mồ hồi, chiến trường bớt đổ máu.
Lúc quốc biến, trong gian nan, ta thi gan, cùng hào hùng
Làm rạng ngời giống người xương trắng máu đào.
Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu
Cố lên ! Cố lên! cứ nhọc nhằn
Ta quyết thề đem mồ hôi viết thành sử xanh
Bài này còn có tựa: Quân Trường Vang Tiếng Gọi
Một hai ba bốn...một hai ba bốn
Đây khúc ca vang lên nơi Quan trường đầy hào hùng
Vai ghé vai ta đua tài trong tình Quan Ngu
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Bước bước bước chân hăng say
Ta thi gan cùng nhọc nhằn
Làm rạng người với giòng xương trắng máu hồng
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh
Anh em ơi
Đem sức trai nêu chí hùng lưu tiếng ngàn thu
Anh em ơi
Ta quyết thề đem mồ hôi rủa sạch hận thù
Quan trường đổ mồ hôi
Quan trường đổ mồ hôi
Chiến trường bớt đổ máu
Chiến trường bớt đổ máu
Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh
Một hai ba bốn... Một hai ba bốn
EDITED VERSION
Đây khúc ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sánh vai ta thi tài trong tình quân ngũ
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
1234 (2 lần)
Anh em ơi ! Đem sức trai, nêu chí hùng, lưu tiếng ngàn thu.
Anh em ơi ! Ta quyết thề, đem mồ hôi rữa gội căm thù.
Thao trường đổ mồ hồi, chiến trường bớt đổ máu.
Lúc quốc biến, trong gian nan, ta thi gan, cùng hào hùng
Làm rạng ngời giống người xương trắng máu đào.
Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu
Cố lên ! Cố lên! DÙ nhọc nhằn
ĐEM MỒ HÔI PHA MÁU HỒNG viết thành sử xanh
ORIGINAL
Đây khúc ca vang nơi quân trường đầy hào hùng
Vai sánh vai ta thi tài trong tình quân ngũ
Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm
1234 (2 lần)
Anh em ơi ! Đem sức trai, nêu chí hùng, lưu tiếng ngàn thu.
Anh em ơi ! Ta quyết thề, đem mồ hôi rữa gội căm thù.
Thao trường đổ mồ hồi, chiến trường bớt đổ máu.
Lúc quốc biến, trong gian nan, ta thi gan, cùng hào hùng
Làm rạng ngời giống người xương trắng máu đào.
Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu
Cố lên ! Cố lên! cứ nhọc nhằn
Ta quyết thề đem mồ hôi viết thành sử xanh
Thursday, July 17, 2008
CHAO MUNG DAI HOI QUAN TRUONG DONG DE NHA TRANG
Thư Mời
Tham Dự Đại Hội 10 Năm Thành Lập
Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang
Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Đồng Đế Nha Trang trân trọng kính mời:
Quý niên trưởng, quý chiến hữu, quý thân hữu, cùng gia đình bớt chút thời giờ đến thăm dự buổi lễ 10 năm thành lâp hội được tổ chức tại:
Nhà Hàng China Feast
12100 Beach Blvd
Stanton, Ca 90860
Phone: (714) 898-8933
Thời Gian: Chủ Nhật, Ngày 31 Tháng 8, Năm 2008
Từ 10:00 am - 3:00 pm
Trong chương trình, Ban Tổ Chức có buổi lễ đặc biệt:
1. Đặc vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ
2. Vinh danh các phu nhân tù cải tạo
Sự hiện diện đông đủ của quý niên trưởng, quý chiến hữu, quý thân hữu, cùng gia đình sẽ là một vinh dự lớn lao cho ban tổ chức.
Để việc đón tiếp được chu đáo, xin quý vị vui lòng thông báo số người tham dự trước Ngày 15 Tháng 8 Năm 2008 qua các số điện thoại sau đây:
Vũ Thêm: (714) 878 - 9560
Phạm Lượng: (714) 722 - 2053
Tần Nam: (714) 878 - 5528
Quận Cam, Ngày 20 Tháng 7 Năm 2008,
Ban Tồ Chức Trân Trọng Kính Mời
Chương Trình Tổng Quát:
10:00 am Lễ đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ.
11:00 am Tiếp Đón quý niên trưởng, quý chiến hữu và quý thân hữu
11:30 am Nghi lễ Khai Mạc, Lời Chào Mửng Của Ban Tổ Chức
12:00 pm Bầu Ban Chấp Hành Mới (Nhiệm Kỳ: 2008-2010)
1:00 pm Tiệc Trưa Thân Mật & Chương Trình Văn Nghệ
2:00 pm Buổi Lễ Vinh Danh Các Phu Nhân Tù Cải Tạo
2:30 pm Phát Hành Đặc San Đồng Đế 2008
3:00 pm Lời Cãm Tạ Của Ban Tổ Chức và Bế Mạc Chương Trình
Ghi Chú: Xin quý vị ủng hộ $25.00 cho mỗi phần ăn
Tuesday, July 15, 2008
QUAN TRUONG DONG DE
Thành phố Nha Trang cứ mổi Chúa nhật là nao nức chờ đón các chàng SVSQ
đủ các binh chủng Hải quân, Không quân, Bộ binh đi phép dập dìu qua các đường phố, trên các chuyến xe Lam, trong các quán ăn, quán cà phê nghe nhạc, nơi rạp ciné, ở bải biển …Ðâu đâu củng thấy bóng dáng các “ông Quan tương lai” lui tới . Con gái Nha
Thành có được cơ hội tốt và hiếm có để “tìm chồng Quan” giửa chốn ba quân, ở cái chổ
mà Quan thừa, Gái thiếu …
Mọi nghành nghề đều vương lên, phát đạt nhờ có đám “Lính Con Cá” .Chàng
nào củng rủng rỉnh bạc cắt bỏ túi và so ra thì có vẻ hào hoa, phóng khoáng, thanh lịch, văn nghệ và bảnh cỏn .Từ quần áo mặc ủi thẳng li, thẳng nếp, cổ thắc cravat, đầu đội mủ lưởi trai, nói năng nhẹ nhàng từ tốn, lịch sự với mọi người và nhất là với các bà các cô .Chơi củng điệu hơn, tiền boa, tiền típ củng khá hơn ….
Tôi với thằng Linh hay đi phép chung với nhau .Hai thằng từ Ðồng Ðế đón
xe Lam ra Nha Trang, hẹn gặp thêm vài thằng bạn Hải quân nửa, rồi cả bọn kéo nhau đi chơi, đi uống cà phê, nghe nhạc .Mấy thằng bên Hải quân nó ở Nha Trang lâu hơn, nên biết nhiều chổ đi chơi…không tệ lắm .Có những lúc tôi với Linh không biết đi đâu, hai đứa thả bộ theo đường Ðộc lập, dọc theo bờ biển, rồi tìm 2 cái ghế bố nằm hướng ra biển nhìn trời cao bể rộng, nhăm nhi “nước mắt quê hương”.
Sau khi rời khỏi hai chiếc ghế bố ở quán bán dừa, hai thằng trở lại phố “làm” hai đỉa cơm bình dân, dằn cho no bụng, rồi thả bộ ra bến xe Lam, đón xe trở lại quân trường .
Trường Ðồng Ðế nằm cạnh bờ biển, ban đêm gió mát, thổi rì rào, rung cành lá
hàng cây Thông trồng dọc theo con đường trước barack chúng tôi ở .Hôm nào đi bải tập
về sớm, tắm rửa sạch sẻ, tôi hay mò xuống câu lập bộ nhâm nhi ly cà phê và phì phà vài điếu thuốc lá trước khi trở về barack nghỉ ngơi, ngồi viết thơ hay tán dóc với mấy thằng bạn .Có những đêm mưa to gió lớn thổi nghe ào ào, chúng tôi đứa nào củng nằm trùm mềm mà lắng nghe … “tiếng mưa đêm”.
Buổi sáng đi ra bải tập vòng theo chân núi, ra hướng biển, sương xuống thấp ..còn lửng lơ ở lưng chừng núi .Sớm mai yên tỉnh, biển im lìm như đang còn say giấc nồng
.Tôi thích được vừa đi, vừa ngắm biển trời mênh mông …Ra đến bải tập, sau khi đả
chuẩn bị tất cả, chờ sỉ quan Huấn luyện viên đến, chúng tôi tản hàng, tấp vào các hàng gánh của vợ con Hạ sỉ quan, binh sỉ cơ hửu phục vụ trong quân trường ăn mì gói đổ nước sôi vào, bỏ ớt thật cay ..vừa húp nước, vừa thở hít hà cho ấm .Rồi sang đến gánh bán cà phê, nhấm nháp một cái xây chừng, khói lửa vài phút nhìn ngắm núi non trời nước ..
Buổi trưa , sau khi học tập Chiến thuật xong củng được giải khác bằng cà phê đá, nước đá chanh do gia đình các cán bộ gánh theo bán. Chiều, học ở bải xong trở về, thủy triêu dâng cao, sóng đánh mạnh tạt vào bờ, nước tung lên trắng xóa .Nhìn từ xa ngoài khơi, từng ngọn sóng bạc đầu tới tấp bủa vào bờ, âm thanh nghe ào ào, rì rào theo tiếng gió ..
Có những hôm ra bải học Chiến thuật tác chiến ban đêm, tối ngủ lại .Chiều
xuống, chúng tôi sắn quần lội ra những ghềnh đá , đùa giởn với sóng nước . Phía sau Bải Tiên, bên kia ngọn núi thấp là Ðầm Nha Phú, một khoảng nước mênh mông, phẳng lặng như cái hồ bơi khổng lồ .Thỉnh thoảng chúng tôi kéo nhau sang tắm, đùa giởn, rượt đuổi bắt theo những con cá đầy mầu sắc đang nhở nhơ bơi lội.
Hồi chưa vào lính, thỉnh thoảng tôi có nghe bài hát nào đó, diển tả nhửng hoạt động của các tân binh đang luyện tập nơi các quân trường có câu, “Dây Tử thần không làm sờn chí nam nhi” .. .Giờ tôi nếm thử “đi dây Tử thần” xem sao? Ðó là một đoạn dây cáp, dài khoảng 1000m, nối từ hai ngọn tháp trên hai quả đồi không cao lắm . Khoảng cách giửa hai ngọn đồi có một cái hồ nước ở giửa, đường kính độ 12m, Hai bên bờ hồ theo chiều của dây cáp có đổ cát, mổi bên dài độ 15m . Sau khi được chỉ dẩn qua cách “đi dây”, nắm cái ròng rọc cho chặt rồi co giò phóng ra. Ròng rọc
có mang người sẻ di chuyển trên sợi dây cáp theo sức nặng và độ nghiêng của dây cáp,
có thể đi với tốc độ thật nhanh .Khóa sinh đu người tòng teng và buông tay nắm cái ròng rọc cho thân mình rớt xuống hồ nước ở thế 90 độ của thân mình và cặp giò …chạm mặt nước bằng “đít” . Buông tay sớm, hay trể thì rớt vô mặt đất, có đá lởm chởm, hay rớt vô vùng cát, …sẻ được xe cứu thương đậu chờ sẳn, chở đi …tùy theo tình trạng . Tới vị trí hồ nước , buông tay không đúng thế, ngực vổ xuống mặt nước thì …miệng sẻ …ứa máu hồng, hoặc sẻ …không thở nổi …Có một nhóm cấp cứu ngồi chờ ở gần hồ nước để vớt lên, làm hô hấp nhân tạo. Khóa sinh xếp hàng một từng người đi lên ngọn tháp . Có một sỉ quan Huấn luyện viên phụ trách đứng ở đó .
Tôi còn đang xếp hàng, đứng ở dưới ngọn tháp đả thấy có vài anh em buông tay rớt xuống hồ nước, nhưng rớt không đúng thế, chìm lỉm, được toán cấp cứu nhào xuống “bế” lên nựng ...
Có một vài anh em hơi “nhợn”, rụt rè …chờ tới phiên mình. Mổi lần có thằng phóng ra từ ngọn tháp, chúng tôi đứng bên dưới nghe tiếng kêu rít lên của cái bánh xe sắt cọ sát, lăn trên sợi dây cáp. …
Chưa có ai lọt ra ngoài mặt đất, nhưng có thằng “rớt trên cát” ..nằm thẳng cẳng. Ðến phiên tôi …Tôi đứng trên đỉnh tháp, nhìn xuống thấy củng hơi …choáng váng mặt mày. Ðứng phía dưới trông lên không thấy nó cao …mà đứng phía trên nhìn xuống mới thấy …chới với . Thấy cái hồ nước nhỏ xíu, nhìn sợi dây cáp …dài thăm thẳm sang đến ngọn đồi bên kia .Gió thổi ù ù hai bên lổ tai . Tôi nuốt nước miếng lấy bình tỉnh, hai tay nắm chặt cái ròng rọc….Rồi lệnh của Huấn luyện viên bảo “nhảy”, tôi co giò phóng ra …,tôi nghe hai bên tai ù ù tiếng gió và tiếng rít lên của cái ròng rọc .Tôi mở mắt thật to nhìn vị trí cái hồ nước, từ cái điểm đang nhỏ xíu hiện lớn dần thật nhanh, tôi chuẩn bị cặp giò hơi co lên, nhưng cử động không nổi vì sức gió mạnh …tôi cố vận dụng hết sức mình …mặt nước đả kề sát …tôi buông tay ra …
“Ùm” một cái ..tôi cảm giác mát lạnh, bàn đít như ai vổ mạnh …,tôi chìm lỉm ..rồi
từ từ ngoi lên mặt nước ..bơi vào bờ . Tôi đả thực tập đúng theo lời chỉ dẩn và đả được an toàn …
Sau khoá của tôi thực tập đi dây tử thần, có nhiều SVSQ bị học máu mồm, vì rớt không đúng cách . Cảm thấy “trò chơi “ nầy hơi nguy hiểm . Bộ chỉ huy quân trường ra lệnh bải bỏ .
Tuổi 19, xếp bút nghiên nhập ngủ
Bỏ sau lưng ấp ủ chuyện tương lai,
Tung Hoành Sơn gội nắng gió tháng ngày
Tròn bổn phận làm trai thời chiến loạn
Gót chân nhỏ, nhưng lòng son gan thép,
In dấu hài khắp chốn đất quê hương
Nơi Cao nguyên sỏi đá với rừng thiên
Trải dài xuống bưng biền vùng đất cuối
Ôm lý tưởng thanh bình cho sông núi,
Chống bạo tàn, dành cuộc sống ấm no
Ðổi máu đào, xương trắng lấy tự do
Thề nối bước cha anh vì đại nghỉa ..
Quyết xông pha , vẩy vùng nơi trận địa
Bom đạn gào đâu sờn chí Nam nhi
Như Kinh Kha …dẩu có một lần đi
Gương Tráng Sỉ muôn đời soi hậu thế
Từng vùng đất cháy đen thành hoang phế,
Nay hồi sinh chào đón những đóa hoa
Rừng hoang vu ngập ánh nắng chan hòa
Ðồng lúa cháy ..xanh lên màu mạ mới
Những bước chân hầu như không biết mỏi,
Bước hành trình nặng triểu …nổi niềm riêng,
Chờ đợi ngày bom đạn đả ngủ yên
Về nối lại chuyện ngày xưa thuở ấy …
Sau khi đả vào quân ngủ, tôi cảm thấy được làm “người Lính”, có nếp sống thật hào hùng …và hiên ngang của một người trai thời chiến “làm trai cho đáng nên trai”. Nhớ đến những ngày tôi còn làm học trò ớ thành phố và những người bạn của tôi thuở trước , tôi thấy nó yếu đuối, nho nhả làm sao ấy …Quân đội đả rèn luyện cho tôi trở nên dạn dỉ và mạnh bạo đi vào đời. Quân đội đả rèn luyện cho tôi có những trách nhiệm và bổn phận của một người sỉ quan trong tương lai mà những quyết định, những việc làm sau nầy của tôi sẻ nắm giử sinh mạng và sự sống còn của một tập thể do tôi lảnh đạo .Tôi đả bắt đầu tự nép mình vào khuôn khổ “Tự thắng để chỉ huy” .
Chúng tôi được xe GMC tới chở đi đến Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỷ để học cách điều chỉnh tác xạ Pháo binh. TTHL/Dục Mỷ nằm cách thị xả Ninh hòa độ 7km về hướng Tây, hướng núi . Trên đường đi đến , đoàn xe chở chúng tôi đi ra ngỏ Lương Sơn, sau đèo Rù Rì trên quốc lộ 1.
Cảnh trí hai bên đường thật đẹp và thơ mộng, bên phía Tây là núi đồi chập chùng hùng vỉ, phía Ðông là biển rộng bao la một vùng nước của đầm Nha Phú mênh mông như mặt hồ, nước trong vắt . Qua khỏi khu vực đầm Nha Phú ra bờ biển có bải cát chen lẩn đá lởm chổm, sóng vổ ào ào.
Quê hương miền Trung thật đẹp thơ mộng và tình tứ . Rất tiếc là tôi không có được dịp để đi thêm nửa, đi xa hơn nửa để chiêm ngưởng những cảnh sắc thiên nhiên của trời đất ban cho dân Việt nam. Qua hết đoạn đường bờ biển, quốc lộ 1 đi xuyên qua những ngọn đồi thấp nắng cháy, tôi nhìn thấy những tản đá màu xám nằm chen lẩn với những cây trơ cành, trụi lá, mặt đất cỏ cháy vàng mầu nâu xậm. Khi chúng tôi vào đến thị xả Ninh Hòa, gặp nhầm lúc giờ đi làm, đi học .Xe honda, xe đạp của đân địa phương đủ các lứa tuổi, đủ các mầu sắc áo quần chen chúc nhau trên con đường chính vô thị xả . Từng bầy “con gái” mặt áo dài trắng, đầu đội nón lá đi xe đạp đến trường .Hai bên con đường phố xá buôn bán tấp nập .
Phố xá thị xả Ninh Hòa không có nhiều nhà lầu xây bằng gạch, đa số nhà trệt . Nhìn qua khung cảnh tấp nập, nhưng lam lủ, không được phồn thịnh xum xuê như các thị xả, tỉnh thành ở miền Nam mà tôi đả có dịp đi qua.
Ðoàn xe đi sâu vào hướng núi, đến TTHL/Dục Mỷ, nơi huấn luyện, đào tạo ra các chiến sỉ Biệt Ðộng Quân oai hùng, một đơn vị Tổng trừ bị thiện chiến của QLVNCH sau các đơn vị Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến , nằm ở một địa thế khắc nghiệt cháy nắng của thế đất đồi núi và sỏi đá.
Chúng tôi ngồi trên xe di chuyển mà mặt nóng hực vì nhửng luồn gió “nóng” ập vào, đứa nào mình củng ướt đẩm mồ hôi và lấm tấm bụi cát đất đỏ. Nhìn nhửng người tân binh Biệt Ðộng Quân đang đi bộ di chuyển theo hàng dọc theo hai bên con lộ, đang leo lên nhửng ngọn đồi dốc phía xa xa như bầy kiến đang bò bên dốc.Thế mới thấy thương và cảm phục sự chịu đựng của các người trẻ tuổi Việt nam …
Ðoạn trường ai có qua cầu mới hay. Tôi nhớ lại hai câu thơ của cụ Nguyển công Trứ,
“Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai?”
thấy chí lý .
Chổ tập diều chỉnh tác xạ Pháo Binh là một khu đất trống rộng . Chúng tôi xuống xe . Nhìn hướng trước mặt xa xa là dảy núi đá không có nhiều cây cỏ . Có lẻ vì nhiều lần thực tập bắn đạn pháo binh đả cày nát cỏ cây …?
Chúng tôi được sắp xếp chia ra từng toán 10 người . Mổi toán có một sỉ quan Huấn luyện viên hướng dẩn để thực tập tác xạ, học cách điều chỉnh cho trái đạn đi xạ gần, về trái, về phải v.v.. Ở quân trường chúng tôi củng đả học lý thuyết và bắn đạn giả trên xa bàn . Giờ mới “thử” đạn thật . Sỉ quan Huấn luyện đưa cho học viên bản đồ địa thế, có những mục tiêu chấm sẳn . Học viên xác nhận điểm đứng của mình, vị trí hướng của cây súng pháo rồi bắt đầu ra lệnh cho bắn .
Ðạn nổ …,nhìn vệt khói để xác định và gọi cho toán đang bắn điều chỉnh lại tầm đạn cho chính xác mục tiêu mình muốn . Giống như trò chơi, một trò chơi hấp dẩn.
Gọi pháo binh tác xạ, là một trong những việc tối cần thiết của người sỉ quan tác chiến .
Những ngày tháng tôi luyện ở quân trường rồi cùng di qua
Sau buổi lể mản khóa, tôi và các SVSQ cùng khoá được gắn lon Chuẩn Úy .
Mọi người nôn nao chọn đơn vị . Khung cảnh như đang buổi chợ đông bài bán “đủ
các mọi mặt hàng” mà đám tân Sỉ quan mới ra trường là những khách hàng đi rảo giá,
chọn lựa. Ðủ các Quân, Binh chủng và các Sư đoàn tác chiến , các Tiểu khu của 4 vùng chiến thuật . Không có đơn vị ngành nghề nào cả.
Nhảy Dù lấy 60 đứa, con số tình nguyện sang binh chủng Nhảy Dù quá đông . Ðể
giải quyết tại chổ, các sỉ quan tuyển binh của Sư Ðoàn Nhảy Dù mượn đở cái phòng học
kế bên sân Vủ đình Trường để khám “dả chiến” . Họ bảo các ông “Tân quan” tuột quần
ra …rồi chổng mông lên cho họ khám ,hể ông nào không có… “lông đít”, hay có “lông
đít le hoe” là bị loại tại chổ . (Tôi không biết các Nử quân nhân Thiên thần Mủ Ðỏ có được khám theo tiêu chuẩn nầy không?!)
Kế đến “Cọp 3 Ðầu rằng” Biệt Ðộng Quân vào cắt ngang danh sách 200 thằng từ
dưới đếm lên, khỏi khám coi gì hết. Thằng nào lẹt đẹt dưới chót, bị “Cọp liếm”, khỏi
phải mắc công chọn đơn vị …
Rồi đến Thủy quân lục Chiến, các Sư đoàn Bộ binh tác chiến của 4 vùng Chiến
thuật .”
Giả từ Quân Trường …buổi chiều lại trời mưa tầm tả.
Tôi với thằng Linh bạn cùng đại đội trở lại barack thu dọn đồ đạc .Hai thằng bẻ đầu đạn M16 ra, lấy thuốc nổ châm lửa cho cháy lên rồi liệng 4 cái “quay chảo” (lon Chuẩn Úy nhìn giống như cái quay chảo) vào đốt cho nó cháy nám đen một chút, cho có vẻ …..bụi bụi ..chớ đeo cặp quay chảo vàng khè, mới tinh sáng chói ra đường ..,không muốn thiên hạ biết mình là lính mới.
Linh chọn về tiểu hhu Ban mê Thuột, “buồn muôn thuở” xa lắc xa lơ …Chẳng đặng đừng nó phải chọn, vì nó ra trường ở thứ hạng củng hơi lẹt đẹt, củng may là không bị “Cọp liếm” . Ngoài các sư đoàn bộ binh 1, 3, 22 ,23 còn tiểu khu Quảng Ngải và tiểu khu “Buồn muôn thuở” . Nó tránh cái xứ Quảng .
Buổi chiều cuối cùng ở Nha Trang, trước khi giả từ phố biển mà chúng tôi ít nhiều đả cảm thấy lưu luyến qua những ngày tháng vui buồn nơi quân trường Ðồng Ðế và những lần cuối tuần đi phép thăm phố phường đó đây …
Tôi với Linh đi bộ dọc theo con đường Duy Tân, nghe sóng biển ào ào trong gió …Cơn mưa chiều chưa dứt hột, còn lấm tấm, rỉ rả đả thấm ướt bộ quân phục và cặp lon Chuẩn úy của tôi và Linh mới vừa được gắn lên ve áo của buổi lể mản khóa ban sáng . Hai đứa tôi đi dưới mưa dọc theo chổ dành riêng cho người đi bộ . Bải biển thưa người, các quán bán nước dừa le hoe vắng khách .
Linh nói với tôi,
Mới vừa đeo lon Chuẩn úy ….mà mình đả dầm mưa, nếm mùi sương gió …Trong tương lai chắc sẻ còn dài dài ..
-Ðương nhiên rồi…thân trai mười hai bến nước mà..,mình phải chấp nhận …Ê Linh ., mầy đi Buôn Mê Thuộc chắc sẻ gặp được nhiều sơn nử... mầy tha hồ mà ăn trái sim..,rồi uống chung bát nước, uống chung rượu Cần với người đẹp cao nguyên …rồi khi tao gặp lại mầy …chắc tao thấy mầy mặc ..xà rong!
Linh trợn mắt nhìn tôi,
-Thôi đi cha …làm gì có chuyện đó …
-Sao lại không ..? Mầy làm sao biết trước được những thay đổi của tâm tư và hoàn cảnh? Tôi nói với Linh .
Linh nói đùa lại với tôi,
-Còn mầy ..về vùng U Minh,Chương Thiện, Bạc Liêu, Cà Mau ..nhớ mang theo poncho, quần áo dài tay để ngừa muổi cắn . Tao nghe nói muổi ở xứ đó to bằng con gà mái …
-Tao đâu có sợ muổi cắn mầy …,tao chỉ sợ con gái xứ đó nó cắn tao …,rồi tao …cắn lại ..rồi tao quên đường về Sàigòn .
Linh tiếp lời,
-Hồi sáng, tao đứng dưới chổ kêu tên chọn đơn vị, thấy mấy thằng chọn đi sư đoàn 21, tiểu khu Cà mau, Bạc Liêu , Chương Thiện...thằng nào vừa chọn xong cha Ðại uy phòng 1 củng nói,
-“Rồi ..xuống đó xem con Gái nó đái ra lửa”…. tao củng không hiểu chả muốn nói gì?
Tôi tức cười cho thằng Linh, nó …”thật thà ngây thơ vô số tội”. Tôi đùa dai với Linh cho vui,
-Cha đó nói đúng đó …,tao củng nghe đồn mấy thằng đi xuống miệt đó thằng nào “chân giửa” củng bị …cháy rụi hết ..
Linh nhìn tôi tròn mắt hỏi,
-Thật hông cha . ..? Mầy …sạo hoài, làm gì có chuyện đó!
Tôi biết thằng Linh nó còn “trinh”, nên hù nó,
-Mầy có biết …”chổ đó” nó …phát nhiệt ..dử dội lắm không?
Linh nhìn tôi cười ỏn ẻn nói,
-Mầy …sạo hoài …thôi mầy ơi! Có biết thì nói cho tao nghe đi ..
-Linh ơi, ta tiếc cho em không gặp ta sớm một chút.
Linh hỏi tôi,
-Gặp mầy sớm …để làm gì?
-Ðể tao dẩn mầy đi …cắt bỏ “cái” của mầy cho rồi …chớ mầy để đó mà không biết xài …để làm gì? Nè ông Quan, nói cho ông biết nè …Cha Ðại úy nói con gái Cà Mau-Bạc Liêu đái ra lửa là gì ở vùng đó nước mặn …ban đêm trời có trăng mà mầy khuấy mặt nước, thì nước văng lên như lân tinh lóe sáng …mầy biết con gái ớ dưới quê, nhà cửa đâu có cầu tiêu cầu tiểu ở trong nhà đâu …hể mắc tiểu tiện là chạy ù ra mấy cái cầu tiêu dả chiến bắt lộ thiên gần mé nước …chịt quần làm đại…,mặt nước bị khuấy động bắn lên có ánh trăng rọi vào sáng rực ..như pháo bông .
Tôi giải thích đại khái cho Linh nghe, Linh như “hiểu ra”, nó trầm ngâm …rồi hỏi tôi thêm một câu nghe “vớ vẩn “ nửa,
-Rồi làm sao.. tụi nó thấy được?
Tôi trả lời Linh,
-Không phải rình .,mà củng gần như rình vậy …Ban đêm tụi nó dẩn lính đi tiền đồn, đi phục kích đêm ..nằm ém ở đó …,người đẹp tự nhiên dẩn xác tới biểu diển cho xem không lấy một xu ..
Linh nghe khoái chí cười thoải mái …..
Ði dọc theo đến cuối con đường Duy Tân, tôi và Linh quẹo sang đường khác.
Tìm được một quán phở, hai đứa thay phiên nhau xin vào phía sau cới áo ra vắt nước rồi trở lại bàn ăn thưởng thức tô Phở nóng hổi .., nhâm nhi cà phê sửa nóng và phì phà khói lửa .Linh ngồi nhìn tôi nhả khói vừa kể chuyện tiếu lâm cho nó nghe, nó khoái chí cười toe toét .
Chia tay với Linh, hai đứa hẹn gặp nhau ở xóm củ khi chúng tôi về lại Sàigòn.
Tôi có một người bạn cùng đại đội, chọn qua binh chủng Nhảy Dù tên Cường . Cường có người thân làm ở cơ quan Usaid của Mỷ ở Nha Trang xin cho tôi với Cường 2 chổ đi phi cơ của cơ quan Usaid về Sàigòn .Tôi nhờ Cường hỏi dùm cho thằng Linh, nhưng không được .Linh phải đi xe đò về Sàigòn .
Tôi ghé qua Bưu Ðiện Nha Trang gọi điện thoại cho người chị của tôi, cho biết tôi về Sàigòn bằng phi cơ và đón xe Lam đi về nhà vào lúc chiều ngày kế .
Tôi và Cường đến ngủ nhờ nhà người họ hàng của Cường, để chờ hôm sau đưa ra phi trường lên phi cơ bay về Sàigòn .
Phi cơ cất cánh và từ từ lên cao độ .. ., tôi nhìn qua khung cửa sổ, thấy thành phố Nha Trang xinh đẹp, có bải cát mịn màng trắng tinh và nước biển trong xanh thơ mộng. Xa xa tôi trông thấy dảy núi Ðồng Ðế, trên chót vót đỉnh núi có tượng thằng “Cù Lần” nhỏ xíu, vẩn đứng ở thế,
“Anh đứng ngàn năm thao diển nghỉ”
và chập chùng những ngọn núi bên dưới có đường nốc nhìn giống như hình dáng của một người thiếu nử đang …
“Em nằm xỏa tóc đợi chờ anh ”.
Quân trường Ðồng Ðế
Phạm anh Dủng K10B/72
Saturday, June 28, 2008
Nhap Cuoc
NHẬP CUỘC
Rồi cũng xong những nắng mưa gian khổ
Đã xa rồi thời ứng chiến, gát đêm
Ngày mai rực ánh hồng trên quang lộ
Vung gươm thiêng, khua ánh thép vang rền.
Mang hào khí của bao đời lịch sử
Súng trên tay nhập cuộc với binh đao
Bạn và tôi theo gương của anh hào
Mang tuổi trẻ dấn thân vì sông núi.
Bước giang hồ sá gì thân gió bụi
Gánh quê hương chia xẻ với Cha, Anh
Dường như có tiếng Người xưa vang vọng
Gọi Ta đi theo từng bước quân hành.
Rồi cũng đến lúc lìa xa Trường Mẹ
Bạn và Tôi dong ruổi bốn phương trời
Thanh kiếm bạc vẻ trang đời Bạn nhé
Cho vầng dương muôn thuở rạng trùng khơi.
Chào Đồng Đế, Nha Trang. Ta nhập cuộc!
Chào đêm mưa, sương muối, nắng quân trường.
Bạn cùng tôi lên đường vì đất nước
Mang hùng tâm tuổi trẻ đến biên cương.
HUY VĂN
(Nha Trang 28-08-1973 )
Subscribe to:
Posts (Atom)