Giai đoạn I từ 1952 đến 1955 |
Từ năm 1946 đến năm 1954 là giai đoạn các đơn vị Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7; tuy nhiên lúc đó các cấp chỉ huy của các đơn vị lúc đó phần đông là người Pháp. Riêng TÐ4/ND/VN sau khi giao tranh với một trung đoàn Việt Minh, bị tổn thất nặng nề tại Trung Lào (đầu năm 1952) và không hiểu tại sao cấp trên lại không bổ xung quân số cho đơn vị này, cho giải thể TÐ4/ND/VN và lấy quân số bổ xung cho hai tiểu đoàn 1, và 6 Nhẩy Dù Việt Nam. Cho tới năm 1954 Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ Việt Nam, miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của đảng Cộng Sản Việt Nam, Miền Nam thuộc về những người yêu chuộng Tự Do; Các Tiểu Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam đang đồn trú tại miền Bắc gồm các đơn vị: - Tiểu Ðoàn 3 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng T/U Phan Trọng Chinh - Tiểu Ðoàn 5 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Le Chaud - Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Trịnh Xuân Nghiêm Các đơn vị này được không vận từ Hà Nội vào đồn trú tại Nha Trang. Tại đây, vì nhu cầu thành lập Liên Ðoàn Nhẩy Dù. và Tiểu Ðoàn Trợ Chiến Nhẩy Dù, nên Groupement Aéroportée Parachutiste No. 3 (PAP 3) và Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù phải giải thể. Ngày 9 tháng 9 năm 1954 tức ngày kỷ niệm (Saint Michael) Thánh Tổ Nhẩy Dù Pháp và Việt Nam; Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, kể từ ngày này các cấp chỉ huy Pháp chính thức bàn giao quyền chỉ huy đơn vị cho các sĩ quan Việt Nam tại sân cờ của GAP3 tại Nha Trang. Nằm trong chương trình trao trả chủ quyền Quốc Gia lại cho người Việt Nam. Lúc đầu Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam chờ đón cấp chỉ huy VN đầu tiên là Ðại Tá Lam Sơn do Phủ Thủ Tướng đề nghị, nhưng Bộ Tổng Tham Mưu do Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh nắm quyền lại bổ nhiệm Trung Tá Ðỗ Cao Trí về nhận chức vụ Tư Lệnh Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam, thành phần tổ chức Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam như sau: Tư Lệnh : Trung Tá Ðỗ Cao Trí Tiểu Ðoàn Yểm Trợ : TÐT Ð/U Nguyễn Thọ Lập Tiểu Ðoàn 1 ND : TÐT Ð/U Vũ Quang Tài Tiểu Ðoàn 3 ND : TÐT Ð/U Phan Trọng Chinh Tiểu Ðoàn 5 ND :TÐT Ð/U Le Chaud Tiểu Ðoàn 6 ND :TÐT Ð/U Thạch Con Tiểu Ðoàn 5 ND khi vận chuyển bằng đường hỏa xa từ Nha Trang vào Sài Gòn sắp sửa ra quân đánh Bình Xuyên Ð/U Le Chaud mới bàn giao đơn vị cho Trung Úy Cao Văn Viên. và sau đó Tr/U Viên được đặc cách lên Ð/U * Đất nước bị chia đôi, lòng người bị ly tán, các thế lực thao túng Nam Việt Nam. Quân Đội Quốc Gia thì trong giai đoạn phôi thai chỉ vỏn vẹn 8 tháng trời để củng cố lại chỉ huy và huấn luyện, cuối tháng 4-1955 các chiến sĩ Nhẩy Dù tưởng đã nhoà nguệ khí, nhưng trái lại họ lại lên đường với một nhiệm vụ mới. Ngày 25 tháng 3 năm 1955 Toàn bộ Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam có mặt tại Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh đóng tại Trại Quân Cụ (cạnh chợ cá Trần Quốc Toản) Trung Tá Ðỗ Cao Trí được Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vinh thăng Ðại Tá; và theo lệnh của Thủ Tướng ngày 1 tháng 5 năm 1955 Liên Ðoàn Nhẩy Dù xuất quân trong vòng 4 ngày đã quét sạch lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn Năm 1955 toàn bộ lực lượng Bình Xuyên kể cả Công An Xung Phong của họ bị đánh tan tác. Tổng hành dinh Bình Xuyên bên kia cầu chữ Y bị các Chiến sĩ Nhẩy Dù Chiếm đóng. Chiến công đầu tiên của Binh Chủng Nhẩy Dù đã làm sống lại ý chí quật cường của một Việt Nam tự do sau này, với nền Đệ Nhất Cộng Hoà Lược Sử Các Đơn Vị Nhảy Dù Khoái Boå Sung. (kbs) Là một đơn vị ngoài bảng cấp số trực thuộc Phòng 3 SĐND. Hình thành như một Trung Tâm Huấn Luyện các tân binh tình nguyện về Nhảy-Dù. Khối Bổ Sung được thành lập từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù trở thành Sư- Đoàn Nhảy Dù năm 1965. Vì nhu cầu chiến trường gia tăng, cần phải đào tạo nhiều binh sỉ ưu tú qua 2 giai đoạn : 1 Từ một người thanh niên trở thành một người lính chiến. 2 Từ một người lính chiến trở thành người lính nhảy dù chuyên nghiệp. Các Đơn Vị Trưởng liên tục : 1 Trung Tá Nguyển Văn Tư. 2 Đại Úy Phạm Thái Hoá. 3 Thiếu Tá Trần Như Tăng. 4 Trung Tá La Trịnh Tường. Khối Bổ Sung được tổ chức như một đơn vị biệt lập gồm có 5 ban : 1 Ban 1 Quân Số. 2 Ban 2 An-Ninh. 3 Ban 3 Điều Hành. 4 Ban 4 Tiếp Liệu. 5 Ban 5 Tâm Lý Chiến. Khối Bổ Sung nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám cuả BTL/SĐND có thể thu nhận khoảng 2,000 tân binh nhảy dù cùng một lúc. Khối Bổ Sung có nhiệm vụ : 1 Tuyển mộ : Phối hợp với Phòng 3 SĐND tổ chức các toán tuyển mộ đi các quân khu tuyển mộ thẳng các thanh niên trong tuổi thi hành quân sự thích đi lính Nhảy Dù, hoặc các quân nhân cuả các đơn vị Bộ Binh tình nguyện về phục vụ trong quân chủng Nhảy Dù. Sau khi ghi tên tình nguyện tại điạ phương, các tổ tuyển mộ xin phương tiện cho họ di chuyển về Khối Bổ Sung. Tại đây họ được lập các thủ tục hành chánh, lảnh quân trang quân dụng và chia thành các đại đội. 2 Huấn Luyện : gồm 2 giai đoạn . a Giai đoạn 1 huấn luyện quân sự 3 tháng : Sau các thủ tục hành chánh, các tân binh được gởi đi thụ huấn quân sự tại Tiểu Đoàn Khoá Sinh Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. b Giai đoạn 2 huấn luyện Nhảy Dù thời gian 1 tháng : Sau thời gian thụ huấn quân sự 3 tháng các tân binh nhảy dù được TĐ Vương Mộng Hồng chuyển trở lại Khối Bổ Sung. Tại đây hằng ngày các cán bộ KBS hướng dẩn các Đại Đội tân binh sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Hoàng Hoa Thám để được huấn luyện về kỷ thuật nhảy dù. Sau 3 tuần lể dưới đất thực tập mặc dù, khám dù, lên phi cơ,nhảy ra khỏi đài cao 11 thước, lấy thế đáp xuống đất, tránh dù lôi…Các tân binh được lên phi cơ thực hiện 6 saut dù tự động và một saut đêm. Từ đây các tân binh mới thật sự là một chiến binh nhảy dù thực sự. và Họ sẽ được phân phối đến các đơn vị theo nhu cầu. ( La Trịnh Tường, Mủ Đỏ 34 ) Tiểu Đoàn Khoá Sinh Vương Mộng Hồng :. Cũng là một đơn-vị ngoài bảng cấp-số của SĐND trực thuộc Phòng 3 / SĐND gồm những cán bộ phụ trách quản trị và giám sát kỷ luật các Đại Đội tân binh nhảy dù và hằng ngày đưa họ sang thụ huấn quân-sự ở TTHL Quan Trung. Các Vị Tiểu Đoàn Trưởng liên tiếp cuả TĐ Khoá-Sinh Vương Mộng Hồng : 1 Trung-Tá Trương Kế Hưng. 2 Trung Tá Lê Minh Ngọc. 3 Trung Tá Phạm Kim Bằng. 4 Thiếu Tá Miên.. Sau 3 tháng huấn luyện quân sự Các tân binh được chuyển trở lại Khối Bổ Sung ND để được đưa sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy-Dù huấn luyện phần kỷ thuật nhảy dù. ( La Trịnh Tường- Đặc San Mủ Đỏ 34 ) Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù I Sự hình thành và phát triển : Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Các Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù của Pháp tại Đà Nẳng và Hà-Nội bị giài tán, riêng trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Sài Gòn trong căn cứ Tân Sơn Nhất được chuyển giao lại cho Quân Lực VNCH vào ngày 1 tháng 5 năm 1955. và vị HLV người VN , phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng, Trung Úy Huott, có cấp bậc cao nhất là Thượng Sỉ I Trần Văn Vinh được thăng cấp Chuẩn Úy và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên cuả TTHL/ND Việt-Nam. Cùng Với Chuẩn Úy Trần Văn Vinh, có khoảng 10 HSQ Huấn Luyện Viên Việt Nam khác cũng được chuyển sang Liên Đoàn Nhảy Dù Việt-Nam. Vào năm 1954, Liên đoàn nhảy dù cũng tuyển chọn một số SQ và HSQ từ các đơn vị gửi đi thụ huấn khoá HLV nhảy dù tại Hà-Nội và Đà-Nẳng trong số nầy có Thiếu Úy Lâm Quang Thới (TĐ1ND) Trung Úy Trương Quang Ân (TĐ3ND) Thiếu Úy Vũ Văn Giai (TĐ5ND) và Thiếu Úy Nguyển Vỷ (TĐ7ND). Đến năm 1975, số khoá dù huấn luyện lên dến trên 200 khoá và trên 50,000 khoá sinh tốt nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn đào tạo 7 khoá Huấn Luyện Viên với trên 200 SQ và HSQ tốt nghiệp. Ngoài việc đào luyện cho các quân nhân cơ hửu cuả đơn vị nhảy dù, TTHL ND còn huấn luyện cho các quân nhân thuộc các quân binh chủng khác gởi tới thụ huấn để nâng cao tinh thần tác chiến cũng như nhu cầu cần thiết cuả đơn vị như : - Lực Lượng đặc biệt. - Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. - Các đơn vị trực thuộc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu. - Đơn vị Người Nhái Hải Quân. - SVSQ Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà-Lạt. - Một số phóng viên chiến trường thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. - Một số nhỏ các chuyên viên quân sự ngoại quốc. - Một số Sỉ Quan cao cấp thuộc tất cả các Quân Binh Chủng khác. II Cấp Chỉ Huy Liên tiếp : 1/5/1955 Chuẩn Úy Trần Văn Vinh. 1956 Thiếu Úy Đổ Đức Hạnh thay thế trong thời gian Chuẩn Úy Vinh đi học khoá SQ Trung Đội Trưởng. 1957 Thiếu Úy Trần Văn Vinh. 1973 Trung Úy Đổ Văn Thuận. thay thế Trung Tá Vinh về Khối Chiến Tranh Chính Trị. III Nhiệm Vụ : Nhiệm vụ chính yếu cuả Trung tâm huấn luyện Nhảy Dù là huấn luyện nhảy dù cho các quân nhân phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù và một số các đơn vị đặc-biệt trong QLVNCH. với các khoá Huấn luyện căn bản và các khoá Huấn Luyện Viên nhảy Dù: 1 Khoá Huấn Luyện Căn Bản : Tất cả quân nhân tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù không phân biệt cấp bậc, ngành chuyên môn kể cả các vị Tuyên-Úy tôn giáo đều phải qua giai đoạn huấn luyện nhảy dù và được cấp bằng nhảy dù. Trước khi nhập khoá, các quân nhân phải trải qua một cuộc trắc nghiệm sức khoẻ trong 2 ngày và phải đạt được số điểm ấn định tối thiểu . Ngày thứ nhất trắc nghiệm 8 môn thể dục chính cuả người quân nhân. Ngày thứ hai chạy dả-chiến 8000 thước với trang phục hành quân, sau nghỉ 30 phút, tiếp tục chạy với tốc độ 1500 thước. Huấn Luyện giai đoạn I : Tuần thứ nhất : Huấn Luyện dưới đất, gồm các môn : - Cách thức mang dù và các trang bị hành quân. - Cách thức nhảy ra khỏi phi cơ. - Kiểm soát và lái dù theo ý muốn. - Các thế dáp ( té) dể tránh bị thương tích khi từ trên không đáp xuống đất. - Thu lượm và bảo trì dù sau khi đáp xuống đất. Tuần thứ hai : Huấn Luyện trên các đài nhảy : - Đài 4 thước, cách nhảy ra khỏi cửa phi cơ để làm quen ở độ cao trung bình. - Đài 11 thước ( thường gọi là chuồng cu) nhảy ra khỏi cửa phi cơ ở độ cao để làm quen cảm giác mạnh. - Đài 12 thước ( thường gọi là Dây tử thần ) tập đáp xuống đất để làm quen với tốc độ va chạm mặt đất từ trung bình đến mạnh. - Cách tránh dù lôi khi trời có gió, lúc đáp từ trên không trung xuống đất. Huấn Luyện giai đoạn 2 : Thực tập nhảy dù từ trên phi cơ ở độ cao 400 thước ( 1200 feet) xuống đất gồm có : - 6 lần nhảy ban ngày ( 1 lần với trang bị hành quân ) - 1 lần nhảy ban đêm. 2 Khoá Huấn Luyện Viên Nhảy Dù : Các Sỉ-quan và HSQ khoá sinh Huấn Luyện Viên nhảy Dù được tuyển chọn từ các cán bộ đã có kinh nghiệm nhảy dù và phải có ít nhất từ 30 lần nhảy trở lên, thuộc các đơn vị trong SĐND. Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại để bổ sung quân số huấn luyện viện tại TTHL/ND, số còn lại được trả về lại đơn vị để phụ giúp đơn vị trong các buổi nhảy dù thao duợt cũng như hành quân không vận cuả đơn vị. Đơn vị Lực Lương Đặc Biệt thuộc bộ TTM vì nhu cầu bảo mật và lớn mạnh, nên cũng gởi các SQ và HSQ về thụ huấn các khoá HLV nhay dù, sau đó trở về thành lập một TTHL Nhảy Dù riêng cuả LLĐB ở Ba Ngòi Nha Trang thuộc Quân Đoàn II ( Vũ Văn Hưởng 4/2004 |
Thursday, September 27, 2007
Lịch Sử Binh Chủng Nhảy Dù
Mat Tran Khanh Duong
Binh Chủng Nhảy Dù 20 N ăm Chiến Sự |
Mặt Trận Khánh Dương
Từ 19/3/1975 đến 2/4/1975
Khánh Dương là một thị trấn nhỏ, nằm ở độ cao khoảng 1,000 met, cạnh Quốc Lộ 21, nối liền vùng cao nguyên Ban Mê Thuột với vùng duyên hải Tỉnh Khánh Hòa, cách QL 1 khoảng 60 km. Khánh Dương là vùng đất đồi núi trong khung cảnh thiên nhiên bao quanh bởi những khu rừng già thật hùng vĩ, như che chở sự sống bình yên cho những người dân di cư trú ngụ từ bốn phương trời. Hầu hết, họ là những gia đình quân nhân di hành theo bước quân ngũ đến đây lập nghiệp sinh sống. Quanh Khánh Dương là những bản Thượng có nhiều sắc dân thiểu số hiền hòa sinh sống.
Cách Khánh Dương về hướng Đông dọc theo quốc lộ I không bao xa, núi Đá Bia nằm trên Đèo Cả thuộc Phú Yên, sừng sửng khối đá lớn trông như tạc hình ảnh mẹ bồng con đứng nhìn ra biển gọi là hòn Vọng Phu, hay còn gọi là núi Mẹ Bồng Con.( Sự tích Hòn Vọng Phu dựa theo câu truyện dân gian: Trong thời tao lọan, có hai anh em ruột vì chạy giặc phải ly tán từ thuở nhỏ. Khi chàng trai và cô gái gặp nhau vì không nhận ra nhau nên thương yêu nhau và kết duyên vợ chồng, sinh hạ được đứa con, ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Thế rồi một ngày, người chồng gội đầu cho vợ, thấy có vết sẹo, lần mò câu chuyện, người chồng mới vỡ lẽ vết sẹo đó do chính chàng gây ra cho cô em gái từ thuở nhỏ. Người chồng đau khổ, ân hận, không dám nói cho vợ biết, lặng lẽ ra đi. Biệt tăm chàng, người vợ thương nhớ chồng, ôm con lên núi đứng chờ cho đến khi hóa đá)
Vào những ngày đầu năm 1975, dưới áp lực của địch đè nặng trên cao nguyên, phòng thủ Khánh Dương được tăng cường Trung Đoàn 40 thuộc SĐ22BB do Đại Tá Thiều làm Trung Đoàn Trưởng và hai Tiểu Đoàn ĐPQ thuộc Liên Đoàn 922 Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Khánh Hòa trấn giữ. Sau khi chiếm lỉnh trọn vùng Cao Nguyên gồm các Tỉnh Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, Cộng quân muốn tiến về vùng duyên hải để tiến chiếm Khánh Hòa, Phú Yên và Qui Nhơn nên bằng mọi giá họ phải bứng Khánh Dương.
Lực Lượng Ðịch : :
- SÐ F10. chủ lực tấn công BMT.
- SÐ320 đã bị thiệt hại nặng khi đụng độ với Nhảy Dù ở Thượng Ðức.
- SÐ316 CSBV từ Nam Lào tiến sang
- 5 Trung Ðoàn pháo binh gồm 48 khẩu pháo dủ loại và phòng không.
- 1 Trung Ðoàn Chiến Xa, một Trung Ðoàn Ðặc Công.
- 2 Trung Ðoàn Công Binh, Một Trung Ðoàn Thông Tin.
Lực Lượng Bạn :
- Trung Đoàn 40/SĐ22 Bộ Binh. do Đại Tá Thiều làm Trung Đoàn Trưởng
- Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù, LĐT là Trung Tá Lê Văn Phát gồm :
* Tiểu Đoàn 2Nhảy Dù, TĐT Thiếu Tá Trần Công Hạnh
* Tiểu Đoàn 5Nhảy Dù, TĐT Trung Tá Bùi Quyền
* Tiểu Đoàn 6Nhảy Dù, TĐT Trung Tá Nguyễn Hữu Thành.
* Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nhảy Dù, TĐT là Thiếu Tá Nguyễn Văn Triệu.
* Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù, ĐĐT là Đại Úy Nguyễn Viết Hoạch.
- 2 Tiểu Đoàn thuộc Liên Đoàn 922 Địa Phương Quân/Tiểu Khu Khánh Hòa
- 1 chi đoàn M113
Diển Tiến :
Trưa ngày 14 tháng 3, 1975, trong khi Sư đoàn 23 BB đang khai triển các cánh quân để tiến về giải cứu Ban Mê Thuột, thì tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên,Trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá An ninh Quân sự của Tổng Thống, đã họp mật với Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2-Quân khu 2.Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ lực lượng của Quân đoàn 2/Quân khu 2 khỏi Cao nguyên, di chuyển về các tỉnh duyên hải miền Trung thuộc lãnh thổ Quân khu 2.
Vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3,1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về, Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với thành phần tham dự gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 (gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng QĐ 2 & Quân khu 2.
Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,Tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Ðại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên.
Sáng ngày 15- 3-1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 cùng với một số sĩ quan trưởng phòng và sĩ quan tham mưu đã bay về Nha Trang để tái tổ chức Bộ Tư lệnh Quân đoàn2 / Quân khu 2 tại đây.
Sau khi tấn chiếm hoàn toàn thị xả Ban Mê Thuột, Công Quân gấp rút điều động các Sư Đoàn 320, 316, 968, và F10 di chuyển tiến chiếm Pleiku và khi biết được Pleiku bỏ ngỏ họ điều quân tấn công thẳng xuống khu vực đồng bằng dọc theo duyên hải qua hai ngã QL 19 và QL 21.
Ngày 15/3/1975, LĐ3ND đang trấn đóng tại Đại Lộc Quảng Nam sau chiến trận Thượng Đức, được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Lữ Đoàn 369 TQLC và xuống 2 tàu Dương Vận Hạm HQ504 và HQ404 của Hải Quân tại cảng Đà-Nẳng để xuôi Nam về phòng thủ SàiGòn theo lệnh triệt thoái của bộ TTM. Trong lúc đó,Thiếu Tướng Phú xin bộ Tổng Tham Mưu cho LĐ3ND tăng viện để lập phòng tuyến mới tại Khánh Dương.Cùng một lúc LĐ2ND được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm phiá Bắc đèo Hải Vân cho TQLC và được không vận thẳng về SàiGòn.
Theo lịch trình di tản của Quân Khu 2, ngày 16/3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của đơn vị Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, Liên Đoàn 7 BĐQ đã khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku.
Khi Tiểu đoàn 58/LĐ7BĐQ tiến chiếm đỉnh đèo Cheo Reo và làm chủ tình hình trận địa thì CQ dùng chiến xa tấn công và bao vây lực lượng BĐQ ở phía dưới chân đèo hướng tỉnh lỵ Phú Bổn. CácTiểu đoàn 32 và 85BĐQ, Pháo binh và phân đội hỏa tiễn TOW đã dàn đội hình chống trả quyết liệt. Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Liên đoàn 7 BĐQ xin phi pháo yểm trợ, 40 phút sau, oanh tạc cơ của Không quân VNCH đến oanh kích CQ quanh trận tuyến. Đến 18 giờ 05 phút, chiến trường mới tạm im tiếng súng, nhưng Cộng quân vẫn còn áp lực quanh đoàn quân di chuyển.
Chiều 18/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 về đến Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn, nơi Quân đoàn 2 đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ để điều động cuộc triệt thoái, điểm đến là vùng duyên hải còn cách hơn 160 km. trong khi Công binh chưa làm kịp cầu phao bắc qua sông Ê-Pa.
Tối 18/3/1975, Cộng quân lẻn vào khu vực Tây
Chiều ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Một số lớn chiến xa M 48 và M 41 của Lữ đoàn 2 Kỵ Binh bị kẹt lại tỉnh lỵ Hậu Bổn.
Trong ngày nầy, đang trên đường xuôi Nam sau 2 ngày và 3 đêm hải hành, LĐ3ND được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2. Sau khi cập Bến Nha Trang, Trung Tá Lê Văn Phát LĐT/LĐ3ND nhận lịnh từ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Phú: Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù điều động 3 Tiểu Đoàn cơ hữu 2, 5 & 6 Nhảy Dù cùng một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly và Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đến lập tuyến phòng thủ dọc theo QL21 trên đèo M’Drak khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương.
Trong khi cuộc triệt thoái của lực lượng Quân đoàn 2 đang diễn ra trên liên tỉnh lộ 7 B, thì tại tỉnh Quảng Đức,vào trưa ngày này, Cộng quân đã tấn công cường tập vào tỉnh lỵ và chi khu Kiến Đức, chi khu trưởng Kiến Đức bị thương. Đến 3giờ 20 chiều 20/3/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 mất liên lạc với Đại tá Nghìn-Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Quảng Đức.
*Cộng quân áp lực Khánh Dương
Cùng lúc tấn công vào Quảng Đức, trong ngày 20/3/1975, Cộng quân đã áp lực nặng ở Bắc Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa. Tin tức tình báo ghi nhận sư đoàn 968 CSBV và hai trung đoàn của sư đoàn 320 CSBV đã từ Ban Mê Thuột di chuyển xuống Khánh Dương, cách địa điểm này 8 km về hướng Tây Bắc.
Ngày 20/3/1975 Trung Tá Lê Văn Phát ra lệnh cho BCH/LĐ3ND,TĐ2ND,TĐ3PBND, ĐĐ3TSND theo đường bộ kéo lên Dục-Mỷ, Ninh Hoà. TĐ5ND và TĐ6ND rải quân bố trí từ núi Chu Kroa (3100m) dọc theo QL21 dài khoảng 30 cây số về Khánh Dương. Phiá
Mặt Trận Quân Khu 2 cuối tháng 3/1975
Sáng ngày 21/3 tất cả đơn vị thuộc LĐ3ND đều sẳn sàng tại vị trí chiến đấu của mình. Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Bùi Quyền làm TĐT trấn ngự tại phía Nam Thị trấn Khánh Dương cạnh QL21; Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Thành làm TĐT trấn ngự tại cao điểm 957m Buôn Ea Thi. Và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù trấn ngự ngay tại chân đèo Phượng Hoàng. BCH Lữ Đoàn , TĐ3 Pháo Binh và Đại Đội 3 Trinh Sát đóng tại Dục Mỹ.
Vào lúc 12 giờ 15 ngày 21/3/1975, phi trường Khánh Dương bị pháo kích. Một đơn vị CQ di chuyển về vị trí cách phi trường Khánh Dương khoảng 1 km về hướng
Sau khi quan sát trận địa, Trung Tá LĐT yêu cầu Quân Đoàn tăng viện ít nhất một Sư Đoàn Bộ Binh hậu thuẩn để cho Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù có thể xung kích ngăn chận đà tiến quân của địch quân. Quân đoàn đã trả lời không còn quân để tăng viện.
17 giờ 45, Một Trung Đoàn của SĐF10 CSBV tấn công vào TĐ2/40/22BB tại 10km phía Tây Khánh Dương (cây số 62).Gần 100 Công quân bỏ xác tại trận và 2 tù binh. Đây chỉ là trận đánh dò dẫm của Công quân.
Sáng ngày 22/3/1975, mặt trận Khánh Dương bị áp lực nặng. Lực lượng CQ đã dốc toàn lực mở cuộc tấn công phòng tuyến Khánh Dương.
7.30 giờ Công quân mở trận địa pháo kinh hồn vào các đơn vị phòng thủ phía Tây Khánh Dương. Hàng ngàn quả đạn pháo đủ loại tới tấp rơi vào các căn cứ phòng thủ của Trung Đoàn 40BB và 2 Tiểu Đoàn Địa Phương Quân Tỉnh Phan Rang. Sau đó SĐF10/CSBV dốc toàn lực biển người với xe tăng yểm trợ tấn công vào các đơn vị nầy. Sau một giờ giao tranh các đơn vị phòng thủ bị tràn ngập và cắt ra từng mãnh nhỏ, trên phân nửa quân số bị thương vong, một sô tàn quân của các đơn vị nầy rút về phía Nam cuả phòng tuyến Nhảy Dù rồi tiếp tục rút về Diên Khánh.
9 giờ 00 sáng Cộng quân tiến về Chi khu Khánh Dương với 12 chiếc xe tăng hổ trợ không cần ngụy trang. Sau đó CS pháo đại bác122 ly vào quận Khánh Dương, đến 9,30 giờ thì chi khu Khánh Dương mất liên lạc. Đến 10 giờ, Quận trưởng Khánh Dương báo cáo phải di tản chiến thuật vì Cộng quân tràn ngập.
Ngày 23/3/1975 Tại mặt trận Khánh Dương , Cộng quân đã gia tăng áp lực tại tuyến phòng ngự của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù. Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND yêu cầu phi pháo oanh kích đoàn chiến xa CSBV khoảng 20 chiếc trên đường kéo lên đèo M’Drak và xin tăng cường lực lượng Thiết Kỵ cũng như trang bị hỏa tiển TOW chống chiến xa.
16 giờ 30, nhiều chiến xa của Cộng quân xuất hiện ở vị trí cách trung tâm quận lỵ Khánh Dương 2 km về phía Tây Bắc. Ở phía Đông Nam Khánh Dương, phi cơ quan sát của Không quân VNCH ghi nhận có 2 chiến xa T-54. Ở phiá Bắc có nhiều xe kéo đại pháo cách quận lỵ khoảng 3 km. Không quân đã thực hiện nhiều phi xuất oanh tạc chính xác ngăn chận mức độ tiến quân của Cộng quân.
Sau đó các đơn vị tiền sát cuả LĐ3ND bắt đầu chạm địch, với thế tấn công ào ạt cuả CSBV trên QL21, nhưng gập sức kháng cự dũng mảnh cuả các chiến sỉ Nhảy Dù với những trận cận chiến ngoạn mục địch quân đã bị tổn thất nặng ngay trận đầu với 5 chiến xa T54 bị hạ tại trận và hằng trăm xác công quân bỏ lại chiến điạ.
Với kinh nghiệm già dặn chiến trường đoán chắc cộng quân sẽ tập kích sau đó, LĐT/LĐ3ND cho ĐĐ3TSND của Đ/U Nguyễn Viết Hoạch bung rộng ra dọc hai bên sườn quốc lộ 21 sẳn sàng nghinh chiến.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/3/1975, đúng như dự đoán của Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, trong ngày này, Sư đoàn F-10 CSBV mở cuộc tấn công toàn diện vào phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù với quân số gấp 6 lần. Các chiến sỉ Nhảy Dù không hề nao núng chống trả mảnh liệt đôi khi phải dùng thế cận chiến để đối đầu với cộng quân.tại Khánh Dương, sau cùng lực lượng Nhảy Dù đã đánh bật cộng quân ra khỏi phòng tuyến sau những trận kịch chiến.
Ngày 28/3/1975 một đoàn xe tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho LĐ3ND đã bị cộng quân phục kích đánh tan trên Quốc lộ 21 dưới chân đèo Phượng Hoàng. TĐ5ND được lịnh lui quân về vị trí TĐ6ND và TĐ2ND trở thành đơn vị cơ động ứng chiến và được lịnh giải tỏa QL21 từ đèo Phượng Hoàng đến Dục Mỹ để an ninh lộ trình tiếp tế.
Ngày 29/3/1975 vào lúc 3.00 giờ sáng, Pháo binh cộng sản đủ loại dập lên tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 5 và 6 Nhảy Dù sau đó cộng quân tập trung toàn lực lượng biển người với các Sư Đoàn 316, 320 và F10 quyết dứt điểm LĐ3ND từ 3 phía. LĐT/LĐ3ND ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc lập “phòng tuyến thép” không lui. Cho đến 21.00 giờ đêm 4 chiếc Thiết Vận Xa M113 tự ý rời khỏi vị trí được chỉ định liền bị bắn cháy ngay tức khắc. Đó là kỷ luật thép của “Đoàn Quân Mũ Đỏ” khi lâm chiến.
LĐ3ND sau những thiệt hại tại Thường Đức Quân Khu 1 và hơn một tuần lể đương đầu với ba Sư Đoàn CSBV đông gấp 10 lần, không đươc bổ xung, không được tiếp tế, không chiến xa, không pháo binh hạng năng hổ trợ, chỉ còn lại khoảng hơn 1000 chiến binh.
Tuyến đầu tiên là TĐ5ND và TĐ6ND bị địch bao vây tứ bề. Địch quân đông như kiến cùng quân phòng thủ đánh cận chiến “xáp lá cà” suốt đêm đến 7.00 giờ sáng mà tuyến phòng thủ vẫn còn giữ vững. Sáng ngày hôm sau 30/3/1975, trên 20 phi tuần A37 bay lên yểm trợ làm giảm bớt áp lực của địch quân. Quân Dù gấp rút tổ chức lại hệ thống phòng thủ.
2 giờ 15 chiều ngày 30/3/1975, Cộng quân lại mở cuộc tấn công cường tập mới vào phòng tuyến của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương. Lữ Đoàn Trưởng báo cáo khẩn về tình hình cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân Đoàn 2 ra lịnh "Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến", và hứa sẽ có lực lượng tăng viện. Một cây cầu trên QL21 dẩn đến Khánh Dương bị Không Quân VNCH phá sập..
· Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn
Ngày 31/3/1975 Sáng sớm tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập,LĐT/LĐ3ND báo cáo cho Tướng Phú : tuyến phòng thủ TĐ5ND bị cộng quân cắt đứt thành nhiều mảnh, nếu không có quân tăng viện LĐ3ND sẽ bị địch quân tràn ngập.
Tướng Phú gọi về Bộ Tổng Tham Mưu khẩn cầu gởi quân tăng viện gấp cho Khánh Dương. Xin tăng cường 2 TĐ/BĐQ trấn đóng tại đèo Cả và cho LĐ3TQLC vào vùng trách nhiệm tại Khánh Dương ngay ngày hôm nay.
Trong khi đó cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định.Tại Qui Nhơn, SĐ3CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
LĐ3ND trấn ngự từ đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương
Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn; Trung Đoàn Trưởng 41 cùng 2/3 cấp SQ chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích :Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45. SĐ22BB tổn thất khoảng 70% quân số.
Một Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân tỉnh Bình Định tự sát ngay trước quận đường Phù Cát. Cùng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn Tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đêm tổ chức cố thủ, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá Lê Cầu đã bị CQ bắt sống. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân (các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.
Sáng ngày 1/4/1975, nhiều vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân Lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn CSBV (thuộc hai sư đoàn khác nhau). Lực lượng của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù gồm có một tiểu đoàn Pháo Binh và 3 Tiểu Đoàn bộ-chiến Dù đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư Ðoàn F-10 và SÐ 320 Bắc Việt. Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã chống trả dữ dội bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.
Trung Đoàn 25/SĐ10CSBV đồng loạt tấn công vào vị trí cuả TĐ6ND do Trung Tá Nguyển Hủu Thành làm TĐT, Thiếu Tá Trần Tấn Hoà làm TĐP. Tuyến phòng thủ cuả TĐ6ND bị tràn ngập sau đó. Trung Tá Thành, Đ/Úy Triết,cùng một số quân nhân ND bị bắt tại trận.
TĐ5ND do Trung Tá Bùi Quyền TĐT và Thiếu Tá Vỏ Trong Em làm TĐP bị Trung Đoàn 28 CSBV vây hảm và tràn ngập. Thiếu Tá Vỏ Trọng Em đã hướng dẩn được khoảng 200 chiến sỉ lui vào rừng, vượt núi xuyên rừng về Nam, 5 ngày sau toán quân nầy mới được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang., một số quân ND khác tháp tùng Thiết Đoàn M113 về được Dục Mỷ.
Trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1 tháng 4/1975, Trung Tá Phát trình với Thiếu Tướng Phú là nếu không có tăng viện, không được cấp phát thêm đạn dược và hỏa tiễn TOW chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với một Trung Đoàn của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh được tái chỉnh trang.
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đã bị địch quân bao vây rất ngặt, đã hạ được 4 chiến xa địch nhưng phòng tuyến đã bị lùi xa lại phía sau. Tướng Lê Quang Lưởng gọi Tướng Phú yêu cầu gởi quân tăng viện cho LĐ3ND. Ông cũng cố gắng liên lạc với các nơi khác tìm cách trợ giúp thêm quân cho LĐ3ND.
Trong ngày nầy Trung Tá Phát gọi xin thêm viện quân khẩn cấp lần thứ năm và được Thiếu Tướng Phú trả lời không còn quân để tăng viện và ra lịnh cho LĐ3ND di chuyển về phía Nam.
Lúc 15.30 giờ, Tướng Phú ra lệnh cho 2 phi tuần khu trục đến yểm trợ mặt trận Khánh Dương để giải tỏa bớt áp lực của địch lên cánh quân Nhảy Dù. Đây là những trái bom cuối cùng được xử dụng trên chiến trường Quân Khu 2.
Đến 4 giờ 10 chiều ngày 1 tháng 4/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù. Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng thủ đã bị cắt nhỏ. Sau đó cuộc điện đàm đã bị gián đoạn..
Trong khi đó Trung Đoàn 66 CSBV quyết tâm diệt gọn TĐ2ND do Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm TĐT và Thiếu Tá Nguyển Văn Phương làm TĐP. TĐ3PBND do Thiếu Tá Nguyển Văn Triệu làm TĐT và ĐĐ3TS do Đại Úy Nguyển Viết Hoạch làm ĐĐT. Các đơn vị nầy đang trấn giữ dọc theo chân đèo Phượng Hoàng thì bị địch quân tấn công tràn ngập. TĐ3PBND được linh phá huỷ một số đại bác 105 ly cơ hửu.
Sau những đợt tấn công biển người liên tục và ác liệt cuả địch, tuyến phòng thủ bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, lại không được tiếp tế lương thực và đạn dược. LĐT/LĐ3ND phải triệt thoái đơn vị về bải biển dưới chân hòn Son và men theo đường bộ về Phan Rang lập phòng tuyến mới.
Tính đến sáng ngày 1 tháng 4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân Khu 2 chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, (quân khu 2 có 12 tỉnh). Về quân số, ngoài Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn một trung đoàn Bộ Binh và 2 tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân. Tuy nhiên, 2 liên đoàn Địa Phương Quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập vẫn còn khả năng tham chiến.
Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lử Đoàn Trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, trên đường rút từ Khánh Dương ra QL1 không còn liên lạc được với BTL QĐ2 nên liên lạc thẳng về Sài Gòn bằng hệ thống GRC106 và được lịnh liên lạc với Tướng Sang để vào phòng thủ Phi Trường Phan Rang. Đến ngày 4/4/1975 LĐ2ND được không vận từ Sài Gòn đến Phan Rang thay thế LĐ3ND và ngày hôm sau LĐ3ND được phi cơ bốc về Saigon bổ sung quân số và sẳn sàng ứng chiến cho Biệt Khu Thủ Đô..
Tài liệu tham khảo :
- Chiến tranh Việt
- Những Ngày Cuối Của VNCH , của Cao Văn Viên Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Kỳ Phong, nhà xuất bản Vietnambliography 2003.
- Những sự thật chiến tranh VN 1954 – 1975 của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn - Đại Tá Lê Bá Khiếu - Tiến Sỉ Nguyễn Văn
- Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975 của Phạm Huấn, tác giả xuất bản năm 1987 và giữ bản quyền.
- Và phỏng vấn các chiến hữu Nhay Dù.
Đại Úy Võ Trung Tín
Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
Chúng tôi rất mong được đón nhận những ý kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót vì vấn đề thời gian đã trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Điện Thoại: 714-545-0105 email: votrungtin@hotmail.com
THÀNH LẬP HẢI QUÂN VNCH
THÀNH LẬP HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
· Giai-đoạn khó-khăn hình-thành.
· Giai-đoạn chậm-chạp phát-triển.
· Giai-đoạn nhanh-chóng bành-trướng.
Ngày lịch-sử đau buồn mùng 1 tháng 9 năm 1858 cũng là ngày đánh dấu khởi-điểm suy-tàn của triều-đại Nhà Nguyễn, khi Ðề-đốc (Hải-quân Thiếu-tướng) Charles Rigault de genouilly (6) chỉ-huy 2500 lính viễn-chinh Pháp và 1000 lính thuộc-địa Tây-Ban-Nha với 14 chiến-hạm vào cửa Ðà-Nẳng bắn chìm các chiến-thuyền Việt-Nam, chiếm các pháo-đài bán-đảo Sơn-Trà rồi giao cho Hải-quân Ðại–tá Toyon trấn giữ. Ðến ngày 11 tháng 2 năm 1859, De Genouilly lại dẫn các chiến-hạm trên vô cửa Cần-Giờ đánh tan các chiến-thuyền và đồn-bót do Ðề-Ðốc Trần-Trí đang tổ-chức phòng-thủ tại vịnh Gành-Rái. Thừa thắng tiến lên thượng nguồn, ngày 18 tháng 2 năm 1859, quân Pháp lại tấn-công đổ-bộ qui-mô từ bờ sông vào thành Gia-Ðịnh. Thành vở, Án-sát Lê-Tứ và Hộ-Ðốc Vũ-Duy-Ninh đều tuẫn-tiết. Còn lại Ðề-Ðốc Trần-Trí, Bố-Chánh Vũ-Trực cùng Lãnh-Binh Tôn-Thất-Năng rút tàn quân về cố-thủ huyện Bình-Long.
Vào giữa thế-kỷ thứ 19, hạm-đội Pháp được các sử-gia Tây-phương đánh-giá là hạm-đội tối-tân nhất trong các cường-quốc hải-quân Châu-Âu đang săn tìm thuộc-địa. Các chiến-thuyền lỗi thời của thủy-quân Triều Nguyễn hành-thủy từ những năm vua Gia-Long phục-quốc thống-nhất sơn-hà 1802, nên không đủ khả-năng đương cự lại.
Qua hai trận thủy-chiến mà tương quan kỹ-thuật tác-chiến quá chênh-lệch như vậy thành ra quân ta thất trận hoàn-toàn và thủy-quân triều Nguyễn coi như thật sự bị xoá sổ từ đây, dù rằng dưới triều vua Tự-Ðức việc huấn-luyện thủy-quân rất được chú-trọng đến.
Giở lại những trang quân-sử thành-lập Quân-lực VNCH (7), nếu gác bỏ ra ngoài những tai-tiếng không tốt mà đối-phương đã tuyên-truyền về nếp sống xa-hoa của cựu-hoàng Bảo-Ðại lưu-vong, người đọc sẽ thông-cảm được quyết–tâm cao tạo-dựng một quốc-gia Việt-Nam (QGVN) độc lập, qua quyển CON RỒNG VIỆT NAM, của vị vua cuối-cùng triều-đại nhà Nguyễn.
Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1948, hiệp-định sơ-bộ Vịnh Hạ-Long (dẫn đến hiệp-định Elysée sau này) ký-kết giữa Toàn-quyền Ðông-Dương Emile Bollaert và Thủ-tướng lâm thời Nguyễn-Văn-Xuân có cựu-hoàng phó-thự (countersign) trên chiến-hạm Duguay Trouin thừa nhận nguyên-tắc độc-lập và thống-nhất của nước Việt-Nam với Quốc-kỳ: Cờ màu vàng 3 sọc đỏ và Quốc-ca: Thanh-niên hành-khúc của Lưu-Hữu-Phước. (8).
Nhưng rồi Quốc-hội Pháp cứ làm ngơ, viện cớ chưa tìm được qui-chế thích-hợp cho Nam-Kỳ, mãi đến ngày 8 tháng 3 năm 1949 mới thuận cho Tổng-thống Pháp Vincent Auriol và cựu-hoàng Bảo-Ðại chính thức ký hiệp-định Elysée chấp nhận nước Việt-Nam độc-lập trong khối Liên-hiệp-Pháp có tổ-chức hành-chánh riêng, tài-chánh riêng, tư-pháp riêng, quân-đội riêng và Pháp sẽ ủng-hộ Việt-Nam gia-nhập Liên-Hiệp-Quốc (9).
Như vậy, cực chẵng đã chánh-phủ Pháp đành phải trao-trả nền độc-lập, thống-nhất và toàn-vẹn lãnh-thổ cho vị nguyên-thủ của nước Việt-Nam là Quốc-trưởng Bảo-Ðại. Dĩ-nhiên hiệp-định này đi ngược lại quyền-lợi của nước Pháp, vì thực-dân Pháp chỉ muốn cai-trị nước ta như trước kia mà thôi.
Ngày 15 tháng 8 năm 1951, Pháp đồng ý cho tuyển-mộ khóa 1 Sỉ-quan Hải-quân gồm 9 sinh-viên - 6 theo ngành chỉ-huy và 3 theo ngành cơ-khí - phần đông là cựu-sinh-viên trường Thủy-Văn Sài Gòn (Saigon Hydrography School); khóa Hạ-sĩ-quan có 50 và Ðoàn-viên là 300.
Còn về phía Chính-Phủ Quốc-Gia Việt-Nam, dù bị chèn-ép mọi mặt, Quốc-trưởng Bảo-Ðại vẫn kiên-trì tranh-thủ xây-dựng nền-tảng bắt đầu từ con số không cho Quân-Ðội Quốc-Gia.
Kể từ sau ngày 24 tháng 8 năm 1945 bị Hồ-Chí-Minh ép-buộc thoái-vị phải trao kiếm vàng cùng ấn ngọc cho đại-diện Việt-Minh Cộng-Sản là Trần-Huy-Liệu và Cù-Huy-Cận tại Ngọ-Môn Huế, cựu-hoàng hết sức thấm-thía về việc hoàng-triều không có một quân-đội đủ mạnh để dẹp bỏ Việt-Minh Cộng-Sản trước rồi sau đó đẩy lui Phú-Lang-Sa và bảo-vệ chủ-quyền Quốc-gia trường-tồn. Cho nên trong thông-điệp ngày 15 tháng 5 năm 1948 gửi cho Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, cựu-hoàng tán-thành đề-nghị thành-lập Chính-Phủ Trung-Ương Lâm-Thời và giao cho Quốc-Vụ-Khanh kiêm Tổng-trấn Trung-phần (sau này đổi tên là Thủ-hiến Trung-Việt) Phan-Văn-Giáo (11) trọng-trách xây-dựng một Quân-Ðội Quốc-Gia Việt-Nam gồm đủ cả Hải, Lục và Không-quân. Cho đến năm 1949, Tổng-trấn Trung-phần Phan-Văn Giáo đã thành-công trong công-tác tuyển-mộ và huấn-luyện cho tổ-chức Việt-Binh-Ðoàn tại Huế. Sau hiệp-định Elysée, lần-lượt Vệ-Binh Nam-Phần và Bảo-Chính-Ðoàn Bắc-Phần cũng được thành-lập vào giữa năm 1950. Chính những đơn vị này là hạt-nhân cơ-bản cho tổ-chức quân-đội chính-qui QGVN (The Vietnamese National Army) ra đời ngày 30 tháng 1 năm 1951 (Dụ số 1-0D/VOP/DQT/TS) kèm theo 2 sắc-lệnh cùng ngày (12).
Sinh sau đẻ muộn hơn 2 quân-chủng Lục và Không-quân vì nghị-định thành-lập Hải-quân bị đình-hoãn nhiều lần. Nhưng rồi do nhu-cầu chiến-cuộc, dụ số 2 đã cho phép Hải-quân ra đời ngày 6 tháng 3 năm 1952, hồi-tố đến ngày 1 tháng 1 năm 1952. Vào thời điểm này, muốn thành-lập một quân-chủng kỷ-thuật như Hải-quân mà không có một đội ngũ cán-bộ chuyên-nghiệp giỏi, không có các phương-tiện huấn-luyện nhân-sự quả là một điều không tưởng. Không còn cách nào tốt hơn để đốt giai-đoạn, ngoại trừ Chính-phủ QGVN dựa vào những cơ-sở huấn-luyện có sẳn của Hải-quân Pháp để đào-tạo nhân-viên tân-tuyển của mình.
Cho nên trong khoảng thời-gian từ năm 1951 đến năm 1953, hầu hết Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan và Ðoàn-viên tiên-khởi của Hải-quân Việt-Nam phải theo thực-tập (On the job training) trên các chiến-hạm, chiến-đỉnh của Hải-quân Pháp đang hoạt-động ngoài biển cũng như trong sông.
Có thể nói những người tình-nguyện gia-nhập vào hàng ngũ Hải-quân Việt-Nam trong hoàn-cảnh quá khó-khăn như vậy là những thanh-niên quyết-tâm bảo-vệ quốc-gia và ôm-ấo mộng hải-hồ. Với tinh-thần yêu nươc cao độ, nhẫn-nhịn chịu đựng tập-luyện vượt qua nhiều giai-đoạn cực-khổ, cuối cùng họ đã chứng-tỏ được khả-năng hoàn-hảo về kỹ-thuật, hành-thủy và tác-chiến để xứng-đáng nhận lãnh đầu tiên 2 Hải-Ðoàn Xung-Phong Cần-Thơ và Vĩnh-Long vào giữa năm 1953 (13). Thái-độ đối-xử hòa-nhã cùng nhiệt-tình làm việc của tân thủy-thủ-đoàn Việt-Nam khiến cho một số Sĩ-quan và Hạ-sĩ-quan Pháp quên đi nỗi bất-bình về lá cờ màu vàng 3 sọc đỏ đang phất-phới bay trên các chiến-đỉnh của họ mà họ còn nán lại phục-vụ trong những ngày chót trước khi lên đường về nước.
Giờ đây, Hải-Quân Việt-Nam là một thực-thể trong ước-mơ của những chàng trai-trẻ ham ra khơi, thích lướt sóng; nhất là viễn-dương xuất-ngoại du-học. Họ đã tạo được niềm-tin vững-mạnh cho Thủ-Tướng Ngô-Ðình-Diệm ban nghị-định ngày 20 tháng 8 năm 1955 thành-lập Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân (BTL/HQ) và chính-thức bổ-nhiệm HQ/Thiếu tá Lê-Quang-Mỹ vào chức-vụ Tư-lệnh Hải-quân kiêm chỉ-huy-trưởng đoàn Thủy-quân-lục-chiến. Riêng Hải-Ðoàn 2 Xung-Phong (Dinassault N0 2) được tướng De-Lattre) ra lệnh thành-lập từ đầu tháng 2 năm 1951 theo nhu-cầu cuộc-chiến tại miền Trung-châu Bắc-việt vẫn trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực của Pháp (COFFLUSIC) và sát-nhập vào Hải-Ðoàn 21 Xung-Phong đầu năm 1955 khi vào Nam (14)
“Phải thống-nhất quân-đội, không có lực-lượng riêng biệt; phải thống-nhất hành-chánh, không có địa-phương tự-trị; phải thống-nhất tài-chánh, không thể thâu những sắc-thuế do địa-phương tự-động đặt ra.”
Ngoại trừ quân-đội Cao-Ðài thực-tâm qui-thuận Chính-phủ, ngày 28 tháng 3 năm 1955, Thủ-tướng Diệm ra lệnh cho quân-đội QGVN tấn-công loại bỏ quân-đội Bình-Xuyên và ngày 5 tháng 6 năm 1955 loại trừ luôn quân-đội Hòa-Hảo.
Báo-chí trong nước, ngoài nước thời đó đều ca ngợi tài lãnh-đạo anh-minh của Thủ-tướng Diệm; vì chỉ trong vòng một năm thôi mà Ông đã gom được quân-đội về một mối, chấm dứt nạn “Sứ-quân thời-thượng”. Thắng-lợi này cũng dọn đường cho cuộc trưng-cầu dân-ý ngày 23 tháng 10 năm 1955 truất-phế Bảo-Ðại và suy-tôn Thủ-Tướng Ngô-Ðình-Diệm lên chức-vụ Quốc-Trưởng. Chủ-tịch Thượng-viện Hoa-Kỳ Lyndon Baines Johnson cũng cổ-vũ Tổng-Thống Diệm là Churchill của thập niên...người lãnh-đạo tiền-phong cho nền tự-do ở Ðông-Nam-Á...(15).
Dụ số 2 ấn-định ngày 26 thắng10 năm 1955 là ngày Quốc-Khánh của nền Ðệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa và Quốc-trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống VNCH. Quân-Ðội QGVN trở thành Quân-lực VNCH (The Republic of Vietnam Armed Forces = RVNAF)
Ðến cuối năm 1955, Hải-quân thuần-túy Việt-Nam có 3,858 người kể cả 1291 Thủy-quân-lục-chiến với Tiểu-đoàn 1 Quái-Ðiểu và Tiểu-đoàn 2 Trâu-Ðiên.
Ðầu năm 1956, Tổng-Thống VNCH chấp-thuận dự-án Giang-lực dự-trù thành-lập 5 Hải-đoàn Xung-Phong, mỗi hải-đoàn sẽ được trang-bị:
· 05 Trung-vận-đỉnh LCM6 (Landing craft Mechanized)
· 04 Tiểu-vận-đỉnh LCVP (Landing craft vehicle and personnel)
· 05 Hô-bo vận-tốc nhanh (Hors-bord)
· 02 Quân-vận-hạm LCU (Landing craft utility)
· 02 Tàu kéo quân-cảng YTL (harbor craft)
· 01 Giang-pháo-hạm LSIL (Landing ship infantry large) tăng-phái.
Ðó là các Hải-Ðoàn 21 Xung-Phong (hậu-cứ tại Mỹ-Tho), Hải-Ðoàn 23 Xung-Phong (hậu-cứ tại Vĩnh-Long)Hải-Ðoàn 24 Xung-Phong (hậu-cứ tại Cát-Lái) Hải-Ðoàn 25 Xung-Phong (hậu-cứ tại Cần-Thơ và Hải-Ðoàn 26 Xung-Phong (hâu-cứ tại Long-Xuyên).
Riêng về Hải-lực, đến cuối năm 1957, số chiến-hạm được Pháp chuyễn-giao lên 21 chiếc gồm:
· 05 Hộ-tống-hạm PC (Patrol Craft or submarine chaser) là:
HQ.01-CHI-LĂNG
HQ.02-VẠN-KIẾP
HQ.03-ÐỐNG-ÐA
HQ.04-TUY-ÐỘNG
HQ.05-TÂY-KẾT.
· 03 Trục-lôi-hạm YMS (Yard MineSweeper) là:
HQ.111-HÀM-TỬ
HQ112-CHƯƠNG-DƯƠNG
HQ.113- BẠCH-ÐẰNG.
· 02 Trợ-chiến-hạm LSSL (Landing Ship Support Large) là:
HQ.225-NỎ-THẦN(Nguyễn-Văn-Trụ)
HQ.226-LINH-KIẾM(Lê-Trọng-Ðàm).
· 05 Giang-pháo-hạm LSIL (Landing Ship Infantry Large) là:
HQ.327-LONG-ÐAO
HQ.328-THẦN-TIỂN
HQ.329-THIÊN-KÍCH
HQ.330-LÔI-CÔNG
HQ.331-TẦM-SÉT.
· 04 Hải-vận-hạm LSM (Landing Ship Medium) là:
HQ.400-HÁT-GIANG
HQ.401-HÀN-GIANG
HQ.402-LAM-GIAN
HQ.403-NINH-GIANG.
· 01 Hỏa-vận-hạm YOG (Oiler) là:
HQ.470.
· 01 Huấn-luyện-hạm AKL (Loại tàu vận-chuyễn) là:
HQ.451-QUÁ-GIANG
2- GIAI-ÐOẠN CHẬM-CHẠP PHÁT-TRIỂN (1958-1967)
Năm 1958 được chọn làm mốc thời-gian vì những sự-kiện quan-trọng sau đây:
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân NHa-Trang được Pháp chuyễn-giao toàn bộ lại cho Hải-Quân Việt-Nam.
Hải-Quân Việt-Nam tăng lên 5,000 người
Khóa 8 Sĩ-qian Nha-Trang (Ðệ I Hổ-Cáp) có 50 sinh-viên nhập học với giáo-sư, giảng-viên và Huấn-luyện-viên loàn-toàn là người Việt-nam.
Quân-số Giang-lực gia-tăng 50% cho 5 Hải-Ðoàn Xung-Phong trang-bị 96 chiến-đỉnh đủ loại.
Ðầu năm 1960, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân phúc-trình đặc-biệt lên Bộ Tộng-Tham-Mưu về tiểu-đoàn 603 Việt-Cộng tức Tập-Ðoàn Ðánh Cá Sông Gianh đã lén-lút xâm-nhập vào Duyên-khu Ðà-Nẳng. Tổng-Thống Diệm chấp-thuận thành-lập ngay 4 Ðội Hải-Thuyền đầu-tiên: Ðội 11 Cửa-Việt, Ðội 12 Cửa Thuận-An, Ðội 13 Cửa Tư-Hiền, Ðội 14 Cửa Hội-An. HQ/Ðại-úy Nguyễn-Văn-Thông (khóa 3 Sĩ-Quan Nha-Trang) chỉ-huy huấn-luyện 400 tuần-viên sơ-khởi cho 80 ghe đủ loại.
Năm 1962, Hải-Ðoàn 22 Xung-Phong được thành-lập, HQ/Ðại-úy Huỳnh-Duy-Thiệp (khóa 7 Sĩ-Quan Nha-Trang) là Chỉ-Huy-Trưởng đầu tiên.
Ðến cuối năm này, Lực-lượng Hải-Thuyền tăng lên 28 đội đóng dọc theo duyên-hải với 800 Tuần-viên, rồi được cải-danh thành Duyên-Ðoàn khi quân-số tăng lên đến 4,000 người.
Ðến đầu năm 1963, HQ/Ðại-tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân mở cuộc hành-quân thủy-bộ bình-định Năm-Căn: Chiến-dịch SÓNG-TÌNH-THƯƠNG.
Ðược sự ủng-hộ của Ðại-sứ Mỹ Henry Cabot Lodge (vua tổ-chức đảo-chánh), các tướng-lãnh Việt-nam đã làm cuộc đảo-chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 giết chết Tổng-Thống Diệm và chấm dứt nền Ðệ I VNCH (16). Trong cuộc chính-biến này, HQ/Ðại-tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân cũng bị một sĩ-quan đàn em chối bỏ truyền-thống quân-chủng ám-sát chết (17).
Vì khônng còn lãnh-tụ nào sáng giá hơn Ông Diệm, nên tình-hình chính-trị miền Nam trở nên bất ổn. Quân-đội phân-hóa, đảo-chánh liên-miên, sinh-viên học-sinh biểu-tình hàng ngày. Lợi-dụng tình-trạng rối-ren tại thành-phố và hoang-phế 7000 ấp chiến-lươc tại nông-thôn, Việt-Cộng gia tăng cường-độ ám-sát khủng-bố và bắt đầu tổ-chức đánh lớn cấp trung-đoàn. Cuối năm này, Hải-quân mất luôn quyền chỉ-huy Liên-đoàn Thủy-quân lục-chiến khi binh chủng thống-thuộc này trở thành Lử-đoàn tổng-trừ-bị do Trung-tá Lê-Nguyên-Khang làm Tư-Lệnh và bị áp-đặt trực-thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu về mọi mặt giống như binh-chủng Nhảy-dù của Không-quân.
Ðến hết năm 1964, Hải-quân cũng chưa thoát khỏi quỉ-đạo lục-đục trên đây, các sĩ-quan khóa 2 Nha-Trang gồm HQ/Trung-tá Nghiêm-Văn-Phú, Chỉ-huy-trưởng Hải-lực; HQ/Trung-tá Ðỗ-Quý-Hợp, Chỉ-huy-trưởng Giang-lực; HQ/Trung-tá Khương-Hữu-Bá, Chỉ-huy-trưởng Duyên-lực; HQ/Trung-tá Ðặng-Cao-Thăng, (khóa 1 Brest), Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng đồng lòng lật đổ Phó Ðề-Ðốc Chung-Tấn-Cang,Tư-lệnh Hải-Quân về vụ thủy-cước.
Sau ngày 8 tháng 3 năm 1965, quân-đội Hoa-Kỳ đổ-bộ lên hải-cảng Ðà-Nẳng, Hải-quân có 7 Hải-Ðoàn Xung-Phong. Với bảng cấp số (SOP) mới 1965, Hải Ðoàn Xung-Phong được cải danh là Giang-Ðoàn Xung-Phong (River Assault Group = RAG) có quân-số 150 người. Sáu trong bảy Giang-đoàn loại này được trang bị:
· 01 Giang-đỉnh chỉ-huy (Commandement Monitor)
· 01 Chiến-đấu-đỉnh (Combat Monitor)
· 05 Trung-vận-đỉnh LCM6.
· 06 Tiểu-vận-đỉnh LCVP.
· 06 Xung-kích-đỉnh STCAN or FOM.
Riêng Giang-đoàn 27 Xung-Phong trang-bị hơi khác biệt với 6 Giang-đoàn kia: 01 Giang-đỉnh chỉ-huy + 01 Chiến-đấu-đỉnh + 06 Quân-vận-đỉnh LCM8 và 10 Tiểu-đỉnh RPC (River Patrol Craft) (18). Quân-số Giang-lực lúc bấy giờ tăng thành 1150 người kể cả Bộ Chỉ-huy Giang-lực và 3 Ban Chỉ-huy hành-chánh Liên Giang-đoàn (type).
Ngày 19 tháng 6 năm 1965 được gọi là Ngày Quân-Lực do sắc-lệnh của Chủ-tịch Ủy-ban Hành-Pháp Trung-ương (tương-đương với Thủ-tướng Chính-phủ) Nguyễn-Cao-Kỳ ban-hành để chấm dứt thời-kỳ khủng-hoảng chính-trị kéo dài. (19).
Gần cuối năm, Lực-lượng Hải-thuyền 4000 ngưởi được sát-nhập vào Hải-quân. Tuần-viên cải danh thành Ðoàn-viên kèm theo cấp số chánh-thức cho mỗi Duyên-đoàn là 03 Ghe chủ-lực, 03 ghe di-cư và 16 ghe chèo.
Trong 7 năm đầu, Hải-quân tiến-triển chậm-chạp nhưng trong 3 năm sau, Hải-lực đã nhận thêm một số chiến-hạm đáng kể:
· 03 Trục-lôi-hạm MSC (Mine Sweeper Craft) là:
HQ.114-HÀM-TỬ II
HQ.115- CHƯƠNG-DƯƠNG II
HQ.116-BẠCH-ÐẰNG II.
· 01 Hộ-tống-hạm PC là:
HQ.06-VÂN-ÐỒN.
· 02 Hộ-tống-hạm PCE (Patrol Craft Escort) là:
HQ.07-ÐỐNG-ÐA
HQ.12- NGỌC-HỒI
· 04 Hộ-tống-hạm MSF (Mine Sweeper Fleet) là:
HQ.08-CHI-LĂNG II
HQ.09-KỲ-HÒA
HQ.10-NHỰT-TẢO
HQ.11-CHÍ-LINH.
· 03 Hải-vận-hạm LSM (Landing Ship Medium) là:
HQ.404-HƯƠNG-GIANG
HQ.405-TIỀN-GIANG
HQ406-HẬU-GIANG.
· 03 Dương-vận-hạm LST (Landing Ship Tank) là:
HQ.500-CAM-RANH
HQ.501-Ðà-NẲNG
HQ 502-THỊ-NẠI.
· 20 Tuần-duyên-hạm PGM (Patrol Gunboat) là:
HQ.600-PHÚ-DỰ.
HQ.601-TIÊN-MỚI.
HQ.602-MINH-HOA.
HQ.603-KIẾN-VÀNG.
HQ.604-KEO-NGỰA.
HQ.605-KIM-QUY.
HQ.606-MAY-RÚT.
HQ.607-NAM-DU.
HQ.608-HOA-LƯ.
HQ.609-TÔ-YẾN.
HQ.610-ÐỊNH-HẢI.
HQ.611-TRƯỜNG-SA.
HQ.612-THÁI-BÌNH.
HQ.613-THỊ-TỨ.
HQ.614-SONG-TỬ.
HQ.615-TÂy-SA.
HQ.616-HOÀNG-SA.
HQ.617-PHÚ-QUÝ.
HQ.618-HÒN-TRỌC.
HQ.619-THỔ-CHÂU.
· 02 Hỏa-vận-hạm YOG là:
HQ.471.
HQ.472.
· 05 Trợ-chiến-hạm LSSL là:
HQ.227-LÊ-VĂN-BÌNH
HQ.228-ÐOÀN-NGỌC-TẢNG.
HQ.229-LƯU-PHÚ-THỌ.
HQ.230-NGUYỄN-NGỌC-LONG..
HQ.231-NGUYỄN-ÐỨC-BỔNG.
Như vậy, vào cuối năm 1967, Hải-lực có tổng-số chiến-hạm là 64 chiếc.
3- GIAI-ÐOẠN NHANH CHÓNG BÀNH-TRƯỚNG (1968-1975).
Ðầu năm 1968, Việt-cộng mở cuộc Tổng-nổi-dậy, công-kích trên toàn lãnh-thổ VNCH; Hải-quân với quân-số 30,000, kể cả 7,500 sĩ-quan, không những bảo-toàn được lực-lượng đông-đảo như vậy mà còn yểm-trợ hữu-hiệu cho các đơn-vị bạn tái chiếm nhiều vị-trí bị lọt vào tay địch trong những ngày Tết Mậu-Thân.
Cũng trong năm này, 3 trung-tâm huấn-luyện được phân-nhiệm rõ-rệt: Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang đào-tạo sĩ-quan, Trung-Tâm huấn-Luyện Cam-Ranh dành cho Hạ-sĩ-quan và Ðoàn-viên, Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc Sài Gòn trau-dồi thêm kiến-thức chuyên-môn cho các cấp.
Ðến năm 1969, để theo kịp chương-trình “Việt-Nam hóa chiến-tranh” (Accelerated turnover to the Vietnamese = ACTOV), Bộ Tư-Lệnh Hải-quân tổ-chức HÀNH-QUÂN LƯU-ÐỘNG BIỂN và HÀNH-QUÂN LƯU-ÐỘNG SÔNG. Trong tổ-chức Hành-Quân Lưu-Ðộng Sông, 3 Lực-lượng tác-chiến trong sông được thành-lập:
· Lực-lượng Thủy-Bộ, tổ-chức hành-chánh (type) đóng tại Bình-Thủy, khi trở thành Ðặc-Mhiệm (Task) gọi là Lực-Lượng Ðặc-Nhiệm 211.
· Lực-Lượng Tuần-Thám, tổ-chức hành-chánh đóng tại Mỹ-Tho, khi trở thành Ðặc-Nhiệm gọi là Lực-Lượng Ðặc-Nhiệm 212.
· Lực-Lượng Trung-Ương, tổ-chức hành-chánh đóng tại Ðồng-Tâm, khi trở thành Ðặc-Nhiệm gọi là Lực-Lượng Ðặc-Nhiệm 214.
Tư-Lệnh Hải-Quân vùng VI Sông-Ngòi kiêm Tư-Lệnh Hạm-Ðội Ðặc-Nhiệm 21 khi chỉ-huy cả 3 Lực-lượng trên cùng 7 Giang-Ðoàn Xung-Phong và các cơ-sở tiếp-vận trong vùng châu-thổ Cữu-Long, quân-số lên đến 10,500 người. Tư-Lệnh vùng III Sông-Ngòi có 5 Giang-đoàn Xung-Phong cơ-hữu, cũng được sự tăng-phái của các Lực-lượng Ðặc-nhiệm 211,212 và 214. (20)
Hoàn tất chương-trình ACTOV năm 1972, Hành-quân Lưu-động Biển đã nhận thêm 20 chiến-hạm:
· 04 Dương-vận-hạm LST là:
HQ.503-VŨNG-TÀU
HQ.504-QUI-NHƠN
HQ.505-NHA-TRANG
HQ.800-MỸ-THO.
· 02 Cơ-xưởng-hạm LST là:
HQ.801-CẦN-THƠ
HQ.802-VĨNH-LONG.
· 01 Hộ-tống-hạm MSFlà:
HQ.13-HÀ-HỒI.
· 01 Hộ-tống-hạm PCE là:
HQ.14-VẠN-KIẾP.
· 03 Hỏa-vận-hạm YOG là:
HQ.472
HQ.473
HQ.475.
· 02 Khu-trục-hạm tiền-thám DER (Destroyer Radar Picket Escort) là
HQ.1-TRẦN-HƯNG-ÐẠO
HQ.4-TRẦN-KHÁNH-DƯ
· 07 Tuần-dương-hạm WHEC (White High Endurance Cutter) là:
HQ.2-TRẦN-QUANG-KHẢI
HQ.3-TRẦN-NHẬT-DUẬT
HQ.5-TRẦN-BÌNH-TRỌNG
HQ.6-TRẦN-QUỐC-TOẢN
HQ.15-PHẠM-NGŨ-LÃO
HQ.16-LÝ-THƯỜNG-KIỆT
HQ.17-NGÔ-QUYỀN
· 05 Hải-đội Duyên-Phòng được chuyễn-giao 26 Tuần-duyên-đỉnh WPB (Coastal Patrol Boat) đánh số từ HQ.700 đến HQ.725 và 107 Duyên-tốc-đỉnh PCF (Patrol Craft Fast).
Cuối năm 1972, quân-số hải-quân VNCH tăng thành 41,000 người. Theo Jane’s Fighting Ships 1972-1973, HQ/Ðại-tá John More xếp sự lớn mạnh của lực-lượng Hải-quân VNCH vào hàng thứ 9 trong các cường-quốc Hải-quân trên thế-giới.
Ðầu năm 1975, lực-lượng Hải-quân VNCH gồm:
· 05 vùng Duyên-hải với 133 chiến-đỉnh và 500 ghe đủ loại.
· 02 vùng Sông-ngòi và 03 lực-lượng tác-chiến trong sông với trên 950 chiến-đỉnh đủ loại.
· Hạm-đội Biển với 84 chiến hạm.
· Quân-số: 43,000 người.
Giữa tháng 4 năm 1975, ngay sau khi trở lại nhậm-chức Tư-Lệnh Hải-Quân lần thứ hai, Phó Ðô-đốc Chung-Tấn-Cang chỉ-định HQ/Ðại-tá Lê-Hữu-Dõng thành-lập cấp-tốc Lực-Lượng Ðặc-Nhiệm 99 với sự phối-hợp của các Giang-đoàn 22 Xung-Phong, Giang-đoàn 42 Ngăn-Chặn và Giang-Ðoàn 59 Tuần-Thám gồm khoảng 50 chiến-đỉnh để giải-tỏa áp-lực địch trong phạm-vi trách-nhiệm của Hải-quân.
Nguyễn-hợp-Minh. Lịch-sử giữ nước của dân-tộc Việt-Nam. Melbourne 2000. Tập 6, trang 285-288.
Ðúc kết tóm-lược: Sau khi ký hiệp-ước Thiên-Tân ngày 27 tháng 6 năm 1858 với Trung-Hoa, Chính-Phủ thực-dân Pháp chỉ-định Ðề-đốcRigault de Genouilly điều-động 13 chiến-hạm Pháp và 01 chiến-hạm Tây-Ban-Nha do HQ/Ðại-tá Lanzarote làm Hạm-trưởng, kéo sang xâm-lược Việt-Nam. De Genouilly được phong chức Phó Thủy-sư Ðô-đốc, Tổng chỉ-huy Lực-lượng Thực-dân Viễn- chinh tại nước ta từ ngày 1 tháng 9 năm 1858 đến ngày 1 tháng 11 năm 1859.
(7)- Bộ Tổng-tham-mưu phòng5. Quân-sử tập 4: Quân-lực hình-thành 1946-1955. Saigon 1972.
(8)- Ðoàn-Thêm. Hai mươi năm qua, việc từng ngày. Saigon 1966, trang 44-45.
(9)- Ðoàn-Thêm. Tài-liệu đã dẫn, trang 52.
(10)- Ðoàn-Thêm ghi nhận trang 82, tái-liệu đã dẫn: Từ nay, quân-đội VN thuộc hẳn quyền Quốc-trưởng Bảo-Ðại, nhưng có cơ-quan liên-lạc với quân-đội Liên-hiệp Pháp.
Cũng ngày hôm đó, Thống-tướng 5 sao Jean de Lattre de Tassigny, được Chính-phủ Pháp cử sang làm Tổng-Tư-Lệnh Quân-Ðội kiêm Cao-Ủy pháp tại Ðông-Dương.
(11)- Trung-tướng Tôn-Thất-Ðính. Hồi-ký 20 năm binh-nghiệp. CA Chánh-đạo 1988, trang 29-30.
Ðoàn-Thêm. Tài-liệu đã dẫn, trang 44, 57, 69 và 112.
Ðúc-kết tóm-lược: Ông Phan-Văn-Giáo, một nhân-vật thân-tín của Cựu-hoàng Bảo-Ðại, tuy không tốt-nghiệp một trường võ-bị nào nhưng có khả-năng rất cao về tổ-chức quân-đội, giúp Quân-Ðội VNCH sớm hình-thành. Qua nhiều Chính-phủ từ Nguyễn-Văn-Xuân đến Nguyễn-Văn-Tâm, Ông đã được giao-phó nhiều chức-vụ thật quan-trọng:
Ngày 2 tháng 6 năm 1948: Quốc-vụ-khanh, Tổng-trưởng kiêm Tổng-trấn Trung-phần, đặc-trách thành-lập Việt-Binh-Ðoàn
Ngày 3 tháng 7 năm 1949: Thủ-hiến Trung-Việt bành-trướng Việt-Binh-Ðoàn thành Quân-Ðội QGVN.
Ngày 4 tháng 4 năm 1950: Tổng-Thanh-tra Quân-đội QGVN với quân-hàm Trung-tướng Giả-định (être assimilé au grade de Général), trực-thuộc Quốc-trưởng (Sắc-lệnh số 31/QT).
Ngày 25 tháng 6 năm 1952: Phó Thủ-tướng kiêm Tổng-trưởng Thông-tin.
(12)- Ðoàn-Thêm. Tài-liệu đã dẫn, trang 86.
(13)- Hải-đoàn Xung Phong, Hải-quân Pháp gọi là DINASSAUT (Division Naval d’assault), xin xem phần quan-niệm về tổ-chức Dinassault trong tập này, trang .... Lúc Pháp chuyễn-giao, các Hải-đoàn chưa có số nên tạm thời lấy tên địa-phương đồn-trú. Hải-đoàn Xung-phong Cần-Thơ và Vĩnh-Long, mỗi đơn-vị nhận:
01 giang-đỉnh chỉ-huy (Commandement Monitor LCM6.
02 Trung-vận-đỉnh LCM6 (Landing craft Mechanized)
02 Tiểu-vận đỉnh LCVP (Landingcraft Vehicle and Personnel).
(14)- HQ/Tr/tá Vũ-Hữu-San. Lược-sử tổ-chức Hải-quân VNCH. Tài-liệu chuyễn cho Hội-Ðồng Hải-Sử 2000, trang 4-6.
(15)- Karnow, Stanley. Viuetnam a story. Viking London 1991, trang 222 ghi lại nhận-định của Lyndon B.Johnson như sau: “President Diem is the Churchill of the decade... in the vanguard of those leaders who stand for freedom...”.
(16)- Karnow, Stanley. Tài-liệu đã dẫn, nhận-xét về Tổng-Thống Diệm:”... into South Vietnam’s military and Police machinery, leaving only small fraction for economie decelopment; and he was less interested in building an army to fight Viet-Cong guerrillas than in forming conventional units that would protect him against his rival in Saigon...”. Karnow cựu thông-tín-viên cho các tờ Times, Life và The Washington Post kiêm chủ-nhiệm The New Republic về vấn-đề Ðông-Nam-Á, nổi tiếng qua quyển “Mao and China” năm 1972 vì những sự thật được phơi-bày trong đó. Nhưng đến quyển Vietnam a story xuất-bản năm 1983, Ông vấp phải nhiều sai-sót nghiêm-trọng, có lẽ vì không được ở Việt-Nam lâu bằng ở Trung-Cộng. Ðiển-hình là ông không biết Liên-Binh Phòng-Vệ dinh Tổng-Thống có mấy Tiểu-đoàn và Lực-lượng Ðặc-biệt của Trung-tá Lê-Quang-Tung có bao nhiêu Ðại-đội thuộc Cần-Lao?. Ông cũng không biết đến quốc-sách 7 ngàn Ấp Chiến-Lược với 8 triệu dân-quân đang ngày đêm trực-diện chiến-đấu với Cộng-Sản tại nông-thôn hẻo lánh. Thành thử Ông nhận-định hàm-hồ như vậy cũng phải!
(17)- Nghi-phạm ám-sát HQ/Ðại-tá Quyền (khóa 1 Sĩ-quan Nha-Trang) là HQ/Thiếu-tá Trương-Ngọc-Lực (khóa 2 Sĩ-quan Nha-Trang). Các Tướng-lãnh tổ-chức cuộc đảo-chánh ngày 1 tháng 11 năm1963 đã sai-lầm trong quyết-định dùng một sĩ-quan đàn em sát-hại sĩ-quan đàn anh mà không đếm xỉa gì đến truyền-thống quân-chủng Hải-quân. Ngay khi nhận thấy hậu-quả nghiêm-trọng về cái chết của Tư-Lệnh Hải-Quân. Hội-đồng tướng-lãnh vội-vã thăng-cấp Trung-tá Bộ-Binh cho Lực rồi đẩy ra nước ngoài để tránh búa rìu nguyền-rủa của cả Hải-quân vào thời đó.
(18)- Tham-chiếu quyết-định của Hội-Ðồng tu-chính Hải-qui do Phó Ðề-đốc Lâm-Nguơn-Tánh làm chủ-tịch, BTL/HQ/P5 ban-hành một tài-liệu căn-bản về việc định danh (đặt tên) cho các chiến-hạm và chiến-đỉnh vào tháng 6 năm 1971. Tên các chiến-đỉnh trong tập này được viết theo đúng tinh-thần sự-vụ văn-thư đã phổ-biến. Xin xem chương-trình ACTOV trong tập này, trang ....
(19)- Trên thế-giới, các quốc-gia văn-hiến chọn ngày truyền-thống Quân-đội (Ngày Quân-Lực) là ngày đề cao giá-trị tinh-thần bất-khuất, anh-dũng hy-sinh và tình đoàn-kết chiến-đấu vì mục-tiêu cao-cả của người chiến-binh mình. Úc-Ðại-Lợi (Australia) chẳng hạn, Lưỡng-Viện Quốc-Hội Úc đã chọn ngày 25 tháng 4 hàng nam làm ngày ANZAC. Cái độc-đáo của ngày Quân-lực Úc là ngày bại trận tổn-thất đến 5000 chiến-binh nhưng lại nói lên tinh-thần keo-sơn đoàn-kết, hào-hùng chiến-đấu của Liên-quân Úc và Tân-Tây-Lan trên chiến-trường quá bất lợi Gallipoli (Thổ-Nhỉ-Kỳ) vào ngày 25 tháng 4 năm 1915. Còn ngày Quân-lực 19 tháng 6 năm 1965 của nền Ðệ II VNCH chỉ là ngày mà Chủ-tịch Ủy-ban Lãnh-đạo Quốc-gia Trung-tướng Nguyễn-Văn-Thiệu và Chủ-tịch Ủy-ban hành-pháp Trung-ương Thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ đồng ý với nhau là thôi, không làm đảo-chánh nữa vì đã loại bỏ chính-quyền dân-sự Phan-Khắc-Sửu (Tổng-thống) và Phan-Huy-Quát (Thủ-tướng) rồi. Ngày truyền-thống của Quân-lực VNCH mà chỉ có hai người quyết-định giống như trong thời-kỳ Quân-chủ chuyên-chế. Thật hiếm thấy thay!
(20)- Vùng III Sông-Ngòi có 5 Giang-Ðoàn Xung-phong trực-thuộc:
Giang-Ðoàn 22 Xung-Phong và Giang-Ðoàn 28 Xung-Phong hợp thành Liên Giang-Ðoàn trú đóng tại Nhà-Bè.
Giang-Ðoàn 24 Xung-Phong và Giang-Ðoàn 30 Xung-Phong hợp thành Liên Giang-Ðoàn trú đóng tại Long-Bình.
Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong, tăng-phái thường-trực cho Ðặc-khu Rừng-Sát. Trú đóng tại Nhà-Bè.
Vùng IV Sông-Ngòi có 7 Giang-Ðoàn Xung-phong trực-thuộc:
Giang-Ðoàn 21 Xung-Phong và Giang-Ðoàn 33 Xung-Phong hợp thành Liên Giang-Ðoàn đồn-trú tại Mỹ-Tho.
Giang-Ðoàn 23 Xung-Phong và Giang-Ðoàn 31 Xung-Phong hợp thành Liên Giang-Ðoàn đồn-trú tại Vĩnh-Long.
Giang-Ðoàn 25 Xung-Phong và Giang-Ðoàn 29 Xung-Phong hợp thành Liên Giang-Ðoàn đồn-trú tại Cần-Thơ.Giang-Ðoàn 26 Xung-Phong, tăng-phái thường-trực cho BTL/Lực-lượng Ðặc-nhiệm 212 vùng biên-giới Việt-Miên, đồn-trú tại Long-Xuyên.
1- Việt-Nam sử-lược - Trần-Trọng-Kim. Saigon Thư-xã 1962.
2- Lịch-sử giữ nước của dân-tộc Việt-Nam - Nguyễn-Hợp-Minh. Melbourne 2000, tập 6.
3- Quân-sử - Bô TTM/Phòng5-1972, tập 4 quân-lực hình-thành Saigon 1972.
4- Hai Mươi Năm Qua, việc Từng Ngày 1945-1964 - Ðoàn Thêm. Saigon 1966.
5- Tôn-Ngô binh-pháp - Ngô-Văn-Triệu. Saigon 1973.
6- Trấn-Hưng-Ðạo binh-thư yếu-lược - Nguyễn-Ngọc-Tỉnh. Paris 1988.
7- Hoạt-động trong sông của Hải-quân VNCH. Phó Ðề-đốc Ðặng-Cao-Thăng, bài viết cho Hải-sử 2000 (HS-2000)
8- Giang-Ðoàn Xung-Phong 22, 25 và 29. HQ/Ðại-tá Lê-Hữu-Dõng, bài viết cho HS-2000
9- Lược-sử tổ-chức Hải-quân VNCH. HQ/Trung-tá Vũ-Hữu-San, bài viết cho HS-2000
10- Giang-Ðoàn 26 Xung-Phong. HQ/Trung-tá Trần-Ðỗ-Cẫm, bài viết cho HS-2000.
11- Trận Ba-Rài. HQ/Trung-tá Phan-Lạc-Tiếp, bài viết cho HS-2000.
12- Trung-Ðoàn U-Minh-Hạ. Ðộc-Hành. Việt-Luận số 297 Sydney 5/1988.
13- Hồi-ký 20 năm binh-nghiệp. Trung-tướng Tôn-Thất-Ðính. CA Chánh-đạo 1988.
14- Cuộc-chiến dang-dở. Tướng Trần-Văn-Nhựt. CA 2003.
15- Việt-Nam Máu Lửa. Nghiêm-Kế-Tổ. Mai-Lĩnh Saigon 1954.
16- Kinh-nghiệm chiến-trường chống đặc-công-thủy. Ban Hải-sử. BTL/HQ/P5 Saigon 1970.
17- 1945 Lạc đường vào lịch-sử. Nguyễn-Manh-Côn. Giao-điểm Saigon 1965.
18- Ðường mòn trên biển. Nguyễn-Tư-Ðương. Hà-Nội 2002.
19- The Ford Foundation Fellowship USA and France - Cao-Thế-Dung 1976.
20- Reassessing the ARVN - Lewis Sorley. VN Magazine April 2003.
21- Nation in arms - Greg Lockhart. Australia 1989.
22- The Vietnam war for dummies - Ronald B.Frankum, Jr and Stephen F. Maxner. Wiley Publishing Newyork 2003.
23- Vietnam war almanac - Harrys Summer. Jr.USA 1982.
24- Vìetnam a history - Stanley Karnow. Viking Newyork 1983.
25- Encyclopedia of the Vietnam war - Spencer C.Tucker. London 1999.
26- Vietnam: A visual encyclopedia - Philip Gutzman. London 2002.
27- The brown water navy - Victor Croizat. Blandford Press UK 1984.
28- The naval war in Vietnam - Anthony Preston. USA 1985.
29- Brown water, Black berets - Thomas J.Cutler. USA 1988.
30- Dictionary of the Vietnam war by Marc Leepson with Hanaford. USA 1996.
31- Victory at any cost - Cecil B.Currey. Great Britain 1997.